Phương hướng phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập giai đoạn 2017 – 2025

tạo động lực cho người lao động

Phương hướng phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập giai đoạn 2017 – 2025

– Phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề trung tâm nhằm thực hiện hài hòa các mục tiêu đại chúng hóa và nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập. Các trường phải chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên dồi dào về số lượng, hợp lý về cơ cấu và không ngừng nâng cao về chất lượng. Phấn đấu giảm tỷ lệ giữa số lượng sinh viên trên một giảng viên từ mức 28,5 SV/GV xuống mức 22,0 SV/GV vào năm 2020 và chỉ còn 20,0 SV/GV vào năm 2025. Đẩy mạnh công tác tuyển chọn, duy trì tốc độ tăng trưởng số lượng hàng năm và bình quân trong toàn giai đoạn 2017 – 2025 là 17%/năm.

Chú trọng việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên, phấn đấu 100% giảng viên có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có phong cách giảng dạy tiên tiến. Phấn đấu đưa tỷ lệ giảng viên có trình độ trên ĐH là 56,9% hiện nay lên 70% vào năm 2017, lên 90% vào năm 2020 và 100% vào năm 2025. Từ năm 2017 trở đi 100% giảng viên trong các trường ĐH và CĐ đều có trình độ từ ĐH trở lên. Phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 100% giảng viên ĐH và CĐ sử dụng thành thạo máy vi tính và thông thạo một ngoại ngữ.

Tăng dần tỷ lệ của giảng viên cơ hữu từ mức 40,1% giảng viên cơ hữu hiện nay lên 45% vào năm 2017; 60% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025. Luôn duy trì đội ngũ giảng viên có cơ cấu về độ tuổi và giới tính hợp lý, chủ động đối phó với những tình hướng biến động có thể xảy ra.

Xem thêm: Cơ hội và thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực của các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập

– Đổi mới cách tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo theo hướng chú trọng năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế, không quá nặng về bằng cấp. Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo và ngành nghề đào tạo.

Tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút những giảng viên giàu kinh nghiệm đã nghỉ hưu, Việt kiều và những chuyên gia giỏi từ nước ngoài tham gia vào sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Có kế hoạch bố trí công tác hợp lý, đồng thời thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các nhà giáo, có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, phát triển các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập.

– Chủ động và tích cực tham gia quá trình toàn cầu hóa để phát triển GD&ĐT. Hội nhập quốc tế về giáo dục phải trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ. Mở rộng giao lưu hợp tác với các nền giáo dục trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến hiện đại; phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Hợp tác quốc tế về giáo dục phải tạo cơ sở đáp ứng nhu cầu giáo dục đại chúng đồng thời nâng cao chất lượng thông qua việc đổi mới chương trình, nội dung giảng dạy và không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên.

Phương hướng phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập giai đoạn 2017 – 2025

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?