Dự báo nhu cầu đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập giai đoạn 2017 – 2025

Mục lục

Dự báo nhu cầu đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập giai đoạn 2017 – 2025

Căn cứ vào việc phân tích, đánh giá bối cảnh quốc tế và trong nước; thực trạng phát triển đội ngủ giảng viên của các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập; một số chỉ tiêu dự báo và các quy định pháp lý liên quan đến đội ngũ giảng viên ngoài công lập… có thể đưa ra các dự báo về nhu cầu đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập giai đoạn 2017-2025 như sau:

Về số lượng đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập

Số lượng đội ngũ giảng cao đẳng và đại học ngoài công lập phụ thuộc vào số lượng sinh viên, tỷ lệ quy định giữa giảng viên trên sinh viên, các mục tiêu chiến lược của nước ta đã đề ra như: Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020; Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020; Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020; Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ…

Về quy mô đào tạo: năm 2016 cả nước có 3 triệu sinh viên ĐH và CĐ, trong đó quy mô đào tạo của khối ngoài công lập khoảng trên 600 ngàn người chiếm khoảng 20% (năm học 2010-2011 là 2,16 triệu sinh viên, trong đó khối NCL là 390 ngàn sinh viên, chiếm khoảng 18%). Dự báo, đến năm 2020, các chỉ số tương ứng trên 4,0 triệu sinh viên và khối NCL là khoảng 1,2 triệu sinh viên chiếm khoảng 30% (mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nước ta đến năm 2020 tỷ lệ khối NCL là 40%, tuy nhiên theo một số nhận định tỷ lệ này đến năm 2020 chỉ có thể đạt khoảng 30% và đến năm 2025 là 40%) và năm 2025 khoảng 6 triệu sinh viên, trong đó khối NCL là 2,4 triệu sinh viên, chiếm khoảng 40%.

Tỷ lệ học viên ĐH và CĐ trên giảng viên của khối ngoài công nước ta hiện nay khoảng trên 28,5 cao hơn so với mức quy định. Trong thời gian tới phải đảm bảo ở mức quy định là 20 SV/GV, do đó năm 2015 số giảng viên khối NCL là 25 ngàn người, đến năm 2020 số giảng viên cần phải có là 55 ngàn người và đến năm 2025 là 120 ngàn người.

Để đảm bảo được số lượng giảng viên nói trên, tốc độ tăng trưởng của ĐNGV phải cao hơn tốc độ tăng trưởng của quy mô sinh viên. Theo tính toán tốc độ tăng trưởng quy mô của sinh viên hàng năm là 14,9%/năm, còn tốc độ tăng trưởng về số lượng giảng viên là 17,0%/năm trong giai đoạn 2017- 2025. Đây là một chỉ số quan trọng trong mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên của khối ĐH và CĐ NCL. Đối với những trường đã thành lập và đang hoạt động phải tìm biện pháp để tăng số lượng giảng viên để đảm bảo theo quy định. Đối với những trường đang trong quá trình chuẩn bị thành lập thì ngay từ đầu phải chú trọng đến việc tuyển dụng để đảm bảo số lượng đội giảng viên.

Bảng 4.1. Dự báo nhu cầu về số lượng giảng viên các trường ĐH và CĐ giai đoạn 2017 – 2025

Chỉ tiêu Giai đoạn 2001- 2016 Dự báo giai đoạn 2017-2025
Năm 2001 2010 2016 TĐTTBQ (%) 2017 2020 2025 TĐTTBQ (%)
SV(Người) 106.656 333.921 500.000 12,6 600.000 1.200.000 2.400.000 14,9
GV (Người) 4.519 11.300 17.540 11,0 25.000 55.000 120.000 17,0
Tỷ lệ (%) 23,6 29,6 28,5  – 24,0 22,0 20,0  –

Nguồn: [19]

– Về chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập

Theo Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 – 2020, đến năm 2020 có trên 90% giảng viên ĐH và trên 70% giảng viên CĐ có trình độ thạc sĩ trở lên; có trên 75% giảng viên ĐH và ít nhất 20% giảng viên CĐ có trình độ tiến sĩ. Đồng thời căn cứ vào thực trạng về chất lượng của đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập nước ta giai đoạn 2001-2016, có thể dự báo chất lượng của đội ngũ giảng viên của khối cao đẳng và đại học ngoài công lập giai đoạn 2017-2025 như sau:

Bảng 4.2. Dự báo về chất lượng đội ngũ giảng viên khối cao đẳng và đại học ngoài công lập ở Việt Nam giai đoạn 2017-2025

Chỉ tiêu Giai đoạn 2001- 2016 Dự báo giai đoạn 2017-2025
Năm 2001 2010 2016 2017 2020 2025
Trên ĐH (%) 46,4 55,7 56,9 70,0 90,0 100,0
ĐH (%) 52,2 43,7 42,8 30,0 10,0 0,0
Dưới ĐH (%) 1,4 0,6 0,3 0,0 0,0 0,0

Nguồn: [19]

– Về cơ cấu

Trong cơ cấu của đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập thì tỷ lệ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng trên tổng số giảng viên là quan trọng nhất. Trong thời gian vừa qua, nhìn chung trong các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập, tỷ trọng giảng viên cơ hữu còn thấp và tỷ trọng giảng viên thỉnh giảng còn cao. Theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011, thì tỷ lệ giảng viên, giảng viên cơ hữu ít nhất là 70% trong tổng số giảng viên, giảng viên đối với trường ĐH, CĐ.

Để ĐNGV các trường NCL đảm bảo cho mục tiêu phát triển chung của nhà trường cũng như quy định của nhà nước, ngoài các cơ cấu như độ tuổi, giới tính thì trong giai đoạn tới phải nâng cao tỷ lệ giảng viên cơ hữu đồng thời giảm tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng.

Bảng 4.3. Dự báo cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng trong các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập giai đoạn 2017-2025

Chỉ tiêu Giai đoạn 2001- 2016 Dự báo giai đoạn 2016-2025
Năm 2001 2010 2016 2017 2020 2025
Cơ hữu (%) 39,5 38,9 40,1 45,0 60,0 70,0
Thỉnh giảng (%) 60,5 60,1 59,9 55,0 40,0 30,0

Nguồn: [19]

Dự báo nhu cầu đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng và đại học ngoài công lập giai đoạn 2017 – 2025

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?