Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

kế toán cho vay

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Xét về tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: Nguồn vốn vay, nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn trong thanh toán (Nguồn vốn đi chiếm dụng thông qua nợ phải trả).

Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn nói trên, người ta có thể đánh giá được sự lệ thuộc về tài chính hay ngược lại là sự tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.

+ Đối với nguồn vốn vay, cần xác định tỷ trọng của khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn, vì nguồn gốc phát sinh của nó khác nhau, tính chất vay khác nhau, do đó yêu cầu quản lý cũng khác nhau.

Khoản vay ngắn hạn có liên quan đến tài sản ngắn hạn, còn vay dài hạn thường liên qua đến đầu tư dài hạn. Từ quan điểm của quản lý, vay ngắn hạn cần quan tâm hơn vì thời hạn phải trả khoản vay thường ngắn, sau một năm sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp không hoàn trả vay thường là thành khoản vay qúa hạn và khi đó lãi vay phải trả sẽ tăng lên.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp[/message]

+ Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Đối với doanh nghiệp sản xuất, nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu bao gồm nguồn vốn – quỹ, do đó cần xác định tỷ trọng của nguồn vốn kinh doanh và tỷ trọng của từng loại quỹ chiếm trong tổng số nguồn vốn – quỹ để đánh giá cơ cấu nguồn vốn. Trong thực tế, có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ và số lỗ này lớn hơn nguồn vốn – quỹ, do đó nguồn vốn chủ sở hữu là âm, toàn bộ nguồn vốn để bù đắp cho tài sản của doanh nghiệp lại là vốn vay, doanh nghiệp không tự chủ được về tài chính, khi đó rủi ro về tài chính đã tăng lên.

+ Đối với nguồn vốn bị chiếm dụng: Nguồn vốn trong thanh toán bao gồm: Nợ phải trả khách hàng, các khoản phải nộp Nhà nước, nợ phải trả người lao động, phải trả nội bộ và phải trả khác. Khi phân tích các khoản nợ nói trên, cần chi tiết thành hai loại: Nợ đến dài hạn, nợ quá hạn và chưa đến hạn.

Từ quan điểm của quản lý, cần phải có biện pháp cụ thể để xử lý nợ đã hết hạn và quá hạn. Về phương pháp phân tích, cần tính ra tỷ trọng của từng loại nợ và thông qua phương pháp so sánh để đưa ra các kết luận chính xác và cụ thể hơn.

Để phân tích, đánh giá cơ cấu nguồn vốn, trước hết phải xác định tỷ trọng của từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số của nó ở cả thời điểm đầu năm (năm trước) và cuối kỳ (năm nay), thông qua so sánh giữa cuối kỳ và đầu năm, cả về số tiền, tỷ trọng, người ta sẽ khái quát đánh giá được sự phân bổ của nguồn vốn có hợp lý hay không, sau đó tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà đi sâu phân tích cụ thể từng loại nguồn vốn để có kết luận chính xác hơn về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định thích hợp, kịp thời trong quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp.

Tỷ trọng của từng bộ phận NV = (Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn / Tổng số nguồn vốn) x 100

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

  1. Pingback: Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Thu Hiền says:

    em chào ad ạ. Em có lấy thông tin của bài viết để viết tiểu luận. Liệu em có thể xin tên tác giả để trích nguồn được ko ạ? Em cảm ơn ạ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?