Phân loại tỷ giá

năng lực cạnh tranh

Mục lục

Phân loại tỷ giá

Tỷ giá được phân loại dựa trên các tiêu thức sau đây: theo nghiệp vụ giao dịch, theo kỳ hạn, theo mối quan hệ giữa các đồng tiền, theo mối quan hệ về khả năng cạnh tranh trong thương mại…

1. Phân loại tỷ giá theo nghiệp vụ giao dịch

-Tỷ giá mua (Bid): là mức giá tại đó chủ thể yết giá (NHTM và các tổ chức tài chính được phép kinh doanh ngoại tệ) sẵn sàng trả để mua vào một đơn vị đồng yết giá.

-Tỷ giá bán (Ask/Offer): là mức giá tại đó chủ thể yết giá sẵn sàng đổi một đơn vị đồng tiền yết giá để lấy đồng tiền định giá.

Ngoài tỷ giá mua bán giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp, cá nhân, còn có tỷ giá mua bán giữa các NHTM với nhau (được gọi là tỷ giá liên ngân hàng).

2. Phân loại tỷ giá theo thị trường yết giá

-Tỷ giá chính thức (Official Rate): tỷ giá do cơ quan quản lý tiền tệ (NHTW) công bố áp dụng cho một thời kỳ nhất định.

-Tỷ giá thị trường (Market Rate): tỷ giá hình thành trên cơ sở cung cầu của thị trường.

Ở những quốc gia đang duy trì chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tồn tại song hành. Trong đó, tỷ giá yết tại các NHTM lấy tỷ giá chính thức làm căn cứ, dao động quanh đó với một biên độ cho phép; còn tỷ giá trên thị trường tự do (black-market) không chịu sự kiểm soát của NHTW. Tùy vào từng giai đoạn và cơ chế điều tiết tỷ giá của từng quốc gia, tỷ giá chính thức có thể hoàn toàn độc lập với tỷ giá thị trường, nhưng cũng có thể lấy tỷ giá thị trường (ví dụ tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng) làm tham chiếu.

Tại những nước áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi, NHTW không công bố tỷ giá chính thức, tỷ giá hoàn toàn do thị trường quyết định.

3. Phân loại tỷ giá theo kỳ hạn

-Tỷ giá giao ngay: tỷ giá áp dụng cho những hợp đồng mua bán ngoại tệ được thực hiện sau hai ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.

-Tỷ giá kỳ hạn: tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết ngày hôm nay nhưng việc thực hiện giao dịch diễn ra tại một thời điểm xác định trong tương lai. Dù tỷ giá thị trường biến động như thế nào, đến thời điểm đáo hạn, tỷ giá thực hiện vẫn giữ nguyên theo hợp đồng đã ký kết.

4. Phân loại tỷ giá theo mối quan hệ giữa các đồng tiền

Đây là một tiêu thức phân loại quan trọng, áp dụng cho mục tiêu nghiên cứu khả năng cạnh tranh trong thương mại giữa các quốc gia. Mức tỷ giá giữa một đồng tiền với các đồng tiền khác là không giống nhau, chính vì vậy trong quá trình tìm hiểu sức cạnh tranh về giá giữa hàng hóa dịch vụ của quốc gia A so với quốc gia B, C, D…, thay vì sử dụng tỷ giá, các nhà nghiên cứu thường sử dụng chỉ số tỷ giá (quy về cùng một thời điểm gốc) để dễ so sánh. Các chỉ số tỷ giá bao gồm:

– Chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương (Nominal Bilateral Exchange Rate – NBER): chỉ số này biểu thị sự thay đổi sức mua danh nghĩa của hai đồng tiền, chưa tính đến sự biến động mức giá cả hàng hóa ở hai quốc gia. Chỉ tiêu này tăng hay giảm không có nghĩa là quốc gia đó trở nên cạnh tranh hay kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Cùng với tỷ giá danh nghĩa, NBER có thể được tính toán và công bố hàng ngày.

– Chỉ số tỷ giá thực song phương (Real Bilateral Exchange Rate – RBER): là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa hai quốc gia. Chính vì vậy, chỉ số tỷ giá thực, cũng giống như tỷ giá thực, phản ánh mức giá của hàng hóa nội địa so với hàng hóa nước ngoài.

Khác với NBER, RBER không được tính toán hàng ngày mà là hàng tháng, do phải căn cứ vào chỉ số giá cả từng tháng.

– Chỉ số tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate – NEER): tỷ giá danh nghĩa và thực song phương chỉ phản ánh tương quan sức mua của đồng tiền nước A so với nước B. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, một quốc gia không chỉ thiết lập quan hệ thương mại với duy nhất một đối tác nước ngoài. Ngoài B, A còn tiến hành hoạt động thương mại với nước C, D, E, F, G, H…, vậy tương quan sức mua đồng tiền A so với cả rổ tiền tệ B, C, D, E, F, G, H được phản ánh như thế nào? Chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương là một trong hai chỉ tiêu đáp ứng được yêu cầu này. NEER được tính trên cơ sở bình quân có trọng số các tỷ giá danh nghĩa song phương của một đồng tiền so với các đồng tiền của các đối tác thương mại. Nhìn vào chỉ tiêu này có thể thấy được mức thay đổi tương đối giá giữa một đồng tiền với đồng tiền của các đối tác so với thời điểm gốc. Tuy nhiên, NEER không phản ánh thay đổi mức giá cả tương đối giữa nước quan sát với các nước trong rổ tiền tệ. Ở những quốc gia mà cơ quan thực thi CSTT còn duy trì việc công bố tỷ giá chính thức (một cách chủ quan hoặc dựa trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng), NEER là một chỉ tiêu thường xuyên được sử dụng để đánh giá tác động của chính sách tỷ giá tới diễn biến của cán cân vãng lai.

– Chỉ số tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate – REER): chỉ số này đo lường sự thay đổi giá trị thực đồng tiền của một quốc gia so với một rổ tiền tệ của các đối tác thương mại của quốc gia đó, được tính bằng bình quân có trọng số các tỷ giá thực song phương giữa đồng tiền của quốc gia đó và đồng tiền của các đối tác. Chỉ số này được sử dụng phổ biến trong lý luận và nghiên cứu kinh tế học ứng dụng cũng như trong phân tích chính sách như đánh giá giá trị cân bằng của một đồng tiền; khả năng cạnh tranh về giá, chi phí; các tác động gây nên sự thay đổi cấu trúc thương mại của một quốc gia…Với quy ước về cách yết giá đã trình bày ở trên, khi chỉ số tỷ giá thực đa phương tăng, điều đó có nghĩa là đồng nội tệ giảm giá thực tương đối so với đồng tiền của các đối tác thương mại, hàng hóa nội địa có khả năng cạnh tranh hơn so với hàng hóa nước ngoài, và ngược lại.

[feat_text title=”Bài Viết Cùng Serial : Tổng quan về Tỷ Giá” icon=”screen”]
  1. Khái niệm tỷ giá
  2. Phân loại tỷ giá
  3. Tác động của tỷ giá tới nền kinh tế
  4. Nhân tố tác động tới tỷ giá
[/feat_text]

Phân loại tỷ giá

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 thoughts on “Phân loại tỷ giá

  1. Pingback: Tác động của tỷ giá tới nền kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Khái niệm tỷ giá - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Nhân tố tác động tới tỷ giá - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?