Tác động của tỷ giá tới nền kinh tế

đối tác chiến lược

Mục lục

Tác động của tỷ giá tới nền kinh tế

  1. Tỷ giá tác động tới cán cân thương mại

Trong một nền kinh tế mở, tỷ giá (cụ thể là tỷ giá thực) phản ánh mức giá tương đối giữa hàng hóa nội địa với hàng hóa cạnh tranh của nước ngoài. Trong điều kiện mức giá bán là không đổi, khi tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá), hàng hóa xuất khẩu trở nên rẻ tương đối và hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt tương đối so với hàng hóa nước ngoài. Xuất khẩu được khuyến khích và nhập khẩu bị hạn chế, cán cân thương mại có xu hướng từ thâm hụt trở về cân bằng hoặc thặng dư. Ngược lại, khi tỷ giá giảm (nội tệ lên giá), số ngoại tệ mà nhà xuất khẩu thu được khi chuyển về nội tệ sẽ được một lượng ít hơn, trong khi nhà nhập khẩu phải trả ít nội tệ hơn cho một số lượng ngoại tệ thanh toán cho đối tác nước ngoài. Xu hướng nhập khẩu nhiều hơn trong khi xuất khẩu giảm khiến cán cân thương mại có thể từ trạng thái thặng dư trở về cân bằng hoặc thâm hụt.

  1. Tỷ giá tác động tới lạm phát

Tỷ giá tác động tới lạm phát qua hai kênh. Thứ nhất, tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng tới giá tính bằng nội tệ của hàng hóa nhập khẩu. Giá này được tính vào chỉ số giá tiêu dùng, chỉ tiêu chủ yếu đô lường mức độ lạm phát. Thứ hai, như đã nêu ở trên, tỷ giá thực tác động tới mức giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa sản xuất ở nước ngoài. Mức giá tương đối này ảnh hưởng tới cầu trong nước và cầu ngoài nước đối với hàng hóa sản xuất trong một quốc gia. Tổng cầu bị ảnh hưởng tất yếu sẽ ảnh hưởng tới lạm phát, cụ thể khi tổng cầu tăng, lạm phát sẽ tăng, và ngược lại.

  1. Tỷ giá tác động tới Bảng cân đối tiền tệ của NHTW

Về mặt lý luận, tác động này của tỷ giá chưa được bàn luận nhiều ở Việt Nam. Với mong muốn phát triển lý luận về ảnh hưởng của tỷ giá tới Bảng cân đối tiền tệ của NHTW, do nhận thấy tỷ giá có mối liên hệ tới khả năng thanh khoản và an toàn tài chính quốc gia, nghiên cứu sinh xin dành một thời lượng lớn hơn để trình bày vấn đề này.

NHTW là cơ quan điều hành và thực thi chính sách tiền tệ của một quốc gia. Bảng cân đối tiền tệ của NHTW được xây dựng trên cơ sở phân tổ các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán của các đơn vị thuộc NHTW theo phương pháp thống kê tiền tệ, do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nghiên cứu và thiết kế.

Bảng cân đối tiền tệ của một NHTW thường xoay quanh 3 chức năng cơ bản của cơ quan này:

i, phát hành tiền;

ii, Ngân hàng của Chính phủ; và

iii, Ngân hàng của các ngân hàng.

NHTW là chủ thể nắm trong tay quyền lực phát hành tiền và như vậy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng hay giảm giá của đồng nội tệ, vì vậy, Bảng cân đối tiền tệ của NHTW có ý nghĩa rất quan trọng.

Theo IMF, bảng cân đối tiền tệ của NHTW có cấu trúc như sau:

Bảng 2.1. Bảng cân đối tiền tệ của NHTW

Tài sản Nợ và Vốn của chủ
– Tài sản nước ngoài

+ Dự trữ do NHTW nắm giữ

+ Công cụ tài chính sử dụng trong giao dịch với người không cư trú

– Tiền dự trữ (Tiền cơ sở)

+ Tiền mặt trong lưu thông

+ Tiền gửi của TCTD tại NHTW

– Cho Chính phủ vay

+ Trái phiếu Chính phủ do NHTW nắm giữ

+ Khoản Chính phủ nợ NHTW

+ Khoản NHTW thay mặt Chính phủ vay nước ngoài, chuyển cho KBNN quản lý

Nợ nước ngoài

+ Tiền gửi của Chính phủ, NHTW, ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài

chính quốc tế

+ Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân không cư trú

+ Chứng khoán và giấy tờ có giá phát

hành cho tổ chức, cá nhân không cư trú

+ Vay nước ngoài

+ Nợ khác đối với người không cư trú

– Cho Tổ chức tín dụng vay – Tiền gửi của Chính phủ
– Tài sản khác – Vốn và các quỹ
– Nợ khác

Nguồn: Quỹ Tiền tệ quốc tế

Như vậy, Bảng cân đối tiền tệ của NHTW cho biết khối lượng tiền dự trữ của NHTW tại một thời điểm nhất định, bao gồm toàn bộ số tiền mà dân chúng, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng nắm giữ dưới dạng tiền mặt và số tiền tổ chức tín dụng đang gửi tại NHTW. Bảng cân đối tiền tệ của NHTW còn là căn cứ để xác định lượng dự trữ ngoại hối nhà nước do NHTW đang quản lý tại một thời điểm nhất
định, là chỉ tiêu quan trọng để lập cán cân thanh toán quốc tế. Hãy cùng xem xét một số khoản mục quan trọng trong cơ cấu tài sản-nợ của Bảng cân đối tiền tệ của NHTW.

Tài sản nước ngoài: tài sản nước ngoài của NHTW thể hiện ở dự trữ ngoại hối, thường bao gồm vàng, SDR, và ngoại tệ. Dự trữ luôn đóng một vai trò quan trọng vì nó thể hiện sức mạnh tài chính, khả năng thanh khoản của Chính phủ một quốc gia, đồng thời là phương tiện để NHTW có thể can thiệp trên thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng nội tệ. Quy mô dự trữ của NHTW giữa các quốc gia khác nhau là khác nhau. So với các nước phát triển, NHTW của các quốc gia mới nổi thường duy trì một khối lượng dự trữ lớn hơn, do các nước này không có đủ sức mạnh tài chính để bảo vệ cho bảng cân đối tiền tệ của chính mình.

Cho vay và ứng trước: NHTW cho Chính phủ và các tổ chức tín dụng vay nhằm thực hiện chức năng điều hành thị trường tiền tệ và quản lý thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Trên thế giới, đa số các NHTW không được phép cho Chính phủ vay, ví dụ ở Braxin, Chile, Peru, Ba Lan luật nghiêm cấm điều này. Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, việc Chính phủ vay từ NHTW vẫn diễn ra, với lý do khu vực tài chính trong nước còn rất nhỏ bé. Nếu Chính phủ không vay được từ NHTW, điều đó có nghĩa là Chính phủ sẽ không thể có khả năng bù đắp được khoảng trống giữa các khoản thu (thường là thuế) và chi (đầu tư công rất lớn).

Tiền trong lưu thông: phát hành tiền là chức năng của hầu hết các NHTW trên thế giới. Khối lượng tiền trong lưu thông là bao nhiêu là do nhu cầu của công chúng quyết định. Tiền trong lưu thông bao gồm tiền xu, tiền giấy do công chúng nắm giữ, tiền cất trữ trong ngân hàng thương mại và tiền do NHTW nắm giữ.

Tiền gửi của Chính phủ: Với vai trò truyền thống là ngân hàng của Chính phủ, NHTW cũng nhận tiền gửi từ Chính phủ. Chính phủ quyết định gửi tiền vào NHTW thay vì gửi tiền vào NHTM vì những lý do sau: việc Chính phủ gửi tiền vào một ngân hàng nào đó có thể khiến các đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng khác cảm thấy họ không nhận được sự ưu ái; hơn nữa, Chính phủ biết rằng gửi tiền vào NHTW tránh được rủi ro tín dụng do NHTW sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng phá sản. Sự thay đổi lượng tiền gửi của Chính phủ vào NHTW sẽ ảnh hưởng tới mức cung tiền và có thể trở thành một công cụ hữu hiệu để NHTW thực thi chính sách tiền tệ. Trước khủng hoảng tiền tệ 1997, khi dòng vốn chảy ào ạt vào Châu Á, lượng tiền gửi tăng lên của Chính phủ vào NHTW đã giúp trung hòa một phần dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, trong một hoàn cảnh nào đó thì tiền gửi của Chính phủ có thể trở thành một khoản mục đầy biến động, gây nên rủi ro thanh khoản.

Tiền gửi của các TCTD: các NHTM duy trì số dư tiền gửi tại NHTW nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc và thực hiện các giao dịch liên ngân hàng.

Trên thế giới, phần lớn các NHTW là cơ quan trực thuộc Chính phủ, với tỷ lệ cổ phần của Chính phủ luôn chiếm ưu thế, cho dù cổ phiếu của NHTW được giao dịch trên thị trường. Công tác phát hành tiền của NHTW thường là do Nhà nước và Chính phủ điều phối. NHTW hoạt động với tư cách là ngân hàng của Chính phủ. Vì vậy, NHTW cũng có thể được coi là nhà quản lý nợ công của một quốc gia.

Bảng cân đối tiền tệ của một NHTW thường được phân tích đồng thời từ hai gióc độ: một, khả năng phát hành tiền và hai, khả năng đạt được mục tiêu ổn định giá cả và tăng trưởng. Trong bảng cân đối này, các cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ thường quan tâm tới khả năng thanh khoản thể hiện trên hai khoản mục sau:

1.Tiền dự trữ, bao gồm tiền trong lưu thông và số dư tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW: đây là nguồn để tạo ra cung tiền thông qua quá trình tạo tiền theo cấp số nhân.

2.Tiền dự trữ vượt mức: chỉ tiêu này đo khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Các công cụ của NHTW trong điều hành chính sách tiền tệ bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc (nhằm điều chỉnh khả năng thanh khoản); và chính sách lãi suất (nhằm thay đổi giá của tiền cơ sở). Quy mô khối lượng tiền tệ của NHTW phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô cụ thể của từng quốc gia. Tuy nhiên, nhìn chung thì quy mô Bảng cân đối tiền tệ của một NHTW thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển về mặt tài chính. Ví dụ, một nền kinh tế có sự phát triển sâu về tài chính sẽ bớt phụ thuộc vào lượng tiền mặt, và như vậy quy mô tiền mặt sẽ nhỏ đi.

Khi giá trị tài sản trên Bảng cân đối tiền tệ tăng mạnh, điều này chưa phải đã tốt, vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc gia tăng một khối lượng nợ tương ứng (do Bảng cân đối tiền tệ luôn luôn cân bằng), tức là càng có nhiều tiền được lưu thông trong nền kinh tế. Như vậy, giá trị tài sản – nợ của NHTW cùng gia tăng mạnh, vượt quá mức tăng cầu tiền của nền kinh tế từ mức tăng trưởng GDP là dấu hiệu của chính sách tiền tệ mở rộng, nếu kéo dài sẽ gây ra lạm phát.

Trong cơ cấu tài sản của NHTW bao gồm cả tài sản ngoại tệ (tồn tại dưới dạng dự trữ quốc tế) và tài sản nội tệ (trái phiếu Chính phủ và tiền gửi tại các ngân hàng). Việc hoán đổi hai loại tài sản này có tầm ảnh hưởng lớn tới tỷ giá. Chính sách tiền tệ thường được thực hiện thông qua việc mua bán các tài sản bằng nội tệ.

Kể từ khi các NHTW ra đời cho đến nay, vai trò của các tổ chức này không còn đơn thuần chỉ là cơ quan “in tiền” nữa mà cao hơn cả, đây là cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ giá trị đồng nội tệ. Chính vì vậy, Bảng cân đối tiền tệ của NHTW không chỉ thể hiện số lượng hay giá trị tiền tệ, mà ẩn sâu trong đó là mối quan hệ giữa một bên là Chính phủ với một bên là các ngân hàng và hệ thống tài chính của một quốc gia. Không có gì ngạc nhiên khi trên thế giới, vấn đề cân đối tiền tệ của NHTW

[feat_text title=”Bài Viết Cùng Serial : Tổng quan về Tỷ Giá” icon=”screen”]
  1. Khái niệm tỷ giá
  2. Phân loại tỷ giá
  3. Tác động của tỷ giá tới nền kinh tế
  4. Nhân tố tác động tới tỷ giá
[/feat_text]

Tác động của tỷ giá tới nền kinh tế

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Tác động của tỷ giá tới nền kinh tế

  1. Pingback: Khái niệm tỷ giá - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?