Nội dung chi Ngân sách nhà nước

Mục lục

Nội dung chi Ngân sách nhà nước

Quản lý chi NSNN bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Quản ly dự toán chi ngân sách.
  • Quản lý việc cấp hành, thực hiện dự toán chi ngân sách.
  • Quản lý quayeest toán chi ngân sách.
  • Quản lý việc công khai, minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ quan cấp phát, sử dụng ngân sách.

Trong quản lý chi ngân sách, phải đảm bảo được các nội dung cơ bản như vấn đề kỷ luật tài khóa; vấn đề kết nối giữa kế hoạch, chích sách và ngân sách; vấn đề điều tiết hoạt động; vấn đề hệ thống thông tin quản lý tài chính; vấn đề giám sát đảm bảo tính tuân thủ và tính hiệu quả của chi ngân sách.

Chi NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, dưới nhiều hình thức. Trong quản lý tài chính, chi NSNN được chia làm hai nội dung chi lớn: chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

1. Chi thường xuyên

 Chi thường xuyên là quán trình phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý KT-XH. Cùng với quá trình phát triển KT-XH các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước ngày càng gia tăng, do đó đã làm phong phú nội dung chi thường xuyên của NSNN.

Chi thường xuyên là những khoản chi mang những đặc trưng cơ bản:

  • Chi thường xuyên mang tính ổn định

Xuất  phát  từ  sự   tồn tại  của  bộ máy  Nhà nước, từ việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính ổn định duy trì cho sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tính ổn định của chi thường xuyên còn bắt nguồn từ ổn tính định trong hoạt động cụ thể của mỗi bộ phận thuộc bộ máy Nhà nược.

  • Là các khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội

Các khoản  chi  thường  xuyên chủ yếu nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính Nhà nước, về quốc phòng, an ninh, về các hoạt động xã hội các do Nhà nước tổ chức. Các khoản chi thường xuyên gắn với tiêu dùng của Nhà nước và xã hội mà kết quả của chúng là tạo ra các hàng hóa và dịch vụ công cho hoạt động của Nhà nước và yêu cầu phát triển của xã hội.

  • Phạm vi, mức hi thường xuyên gắn chặt với cơ cấu tố chức của bộ Máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng.

Các khoản chi thường xuyên hướng vào việc đảm bảo sự hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước, do đó nếu bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả thì số chi thường xuyên giảm. Hoặc những quyết định của Nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức độ cung ứng các hàng hóa công cộng cũng sẽ ảnh hướng trực tiếp đến phạm vi và mức độ chi thường xuyên.

  • Chi quản lý  hành  chính  Nhà nước:

Với chức năng  quản  lý toàn diện nền  KT-XH, nên bộ máy hành chính Nhà nước được thiết lập từ Trung ương đến địa phương và toàn bộ các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Chi quản lý hành chính Nhà nước nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước. Theo nghĩa rộng, các khoản chi này bao quát 5 lĩnh vực cơ bản:

+ Chi về hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nước.

+ Chi về hoạt động của hệ thống cơ quan pháp luật.

+ Chi về hoạt động quản lý vĩ mô nền KT-XH cho hệ thống các cơ quan quản lý KT-XH và chính quyền các cấp.

+ Chi về hoạt động của các cơ quan Đảng công sản Lào ở các cấp.

+ Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội.

  • Chi quốc phòng, an ninh và trật tự  an  toàn  xã  hội: 

Chi quốc phòng, an ninh được tính vào khoản chi thường xuyên đặc biệt quan trọng, vì đây là lĩnh vực mà hoạt động của nó đảm bảo sự tồn tại của Nhà nước, ổn định trật tự xã hội và sự toàn vẹn lãnh thổ. Khoản chi này được chia làm 2 bộ phận cơ bản:

+ Các khoản chi cho quốc phòng để phòng thủ và bảo vệ Nhà nước, chống lại sự xâm lược và đe dọa của nước ngoài.

+ Các khoản chi nhằm bảo vệ, giữ gìn chế độ xã hội, an ninh của dân cư trong nước.

  • Chi sự nghiệp văn hóa  xã hội:  

Là  các khoản  chi  mang  tính chất Tiêu dùng xã hội, liên quan đến sự phát triển đời sống tình thần của các tầng lớp dân cư. Chi văn hóa xã hội gắn liền với quá trình đầu tư phát triển nhân tố con người. Chi văn hóa xã hội bao gồm các khoản ch icho các hoạt động sự nghiệp: sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tấn, bảo chí, phát thanh, truyền hình và các hoạt động khác…

  • Chi sự  nghiệp  kinh  tế  của  Nhà  nước:

Việc   thành lập các đơn vị sự nghiệp kinh tế để phục vụ cho hoạt động của mỗi ngành và phục vụ chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là hết sức cần thiết. Các hoạt động sự nghiệp do Nhà nước thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các thành phần kinh tế. Khoản chi này nhiều lúc Nhà nước không hướng tới nguồn thu và lợi nhuận.

  • Chi khác:

Ngoài các  khoản chi thường xuyên lớn thuộc 4 lĩnh vực Trên còn có các khoản chi khác cũng xếp vào cơ cấu chi thường xuyên như: Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước, chi trả tiền lãi do Chính phủ vay, chi hỗ trợ quỹ bảo hiệm xã hội,…

2. Chi đầu tư phát triển

Trong cơ chế thị trường, với chức năng quản lý kinh tế, Nhà nước sử dụng công cụ NSNN để phân phối các nguồn lực tài chính cho sự phát triển của lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các ngành kinh tế quốc dân. Chi đầu tư phát triển được thực hiện chủ yếu từ ngân sách trung ương và một bộ phận ngân sách địa phương. Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư có liên quan đến sự tăng trưởng quy mô vốn đầu tư của Nhà nước và quy mô vốn trên toàn xã hội. Mục tiêu của đầu tư phát triển là đầu tư vào khu vực sản xuất, đầu tư vào cơ sở kinh tế hạ tầng KT-XH, làm thay đổi cơ cấu KT-XH của đất nước. Kết quả của các khoản chi đầu tư phát triển là tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, làm tăng cơ sở hạ tầng KT-XH, tạo ra của cải vật chất và thúc đẩy tăng cường kinh tế.

Như vậy, có thể hiểu: Chi đầu tư phát triển là quá trình Nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu của NSNN để đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất và để dự trữ vật tư hàng hóa, nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng cường của nền kinh tế.

Xét theo mục đích, chi đầu tư phát triển bao gồm:

Chi xây  dựng  các  công  trình  thuộc kết cấu hạ tầng KT-TX không Có khá năng hoàn vốn: là khoản chi lớn của Nhà nước nhằm phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo các điều kiện cần thiết cho nhiệm vụ phát triển KT-XH. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là khoản chi đầu tư xây dựng các công trình giao thông, bưu chính viễn thông, điện lực, năng lượng, các ngành công nghiệp cơ bản, các công trình trọng điểm phát triển văn hóa xã hội,…

Đầu tư, hỗ  trợ  vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, góp vốn liên donh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước: Là những khoản chi của NSNN để đầu tư hỗ trợ cho sản xuất dưới các hình thức:

+ Đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị…cho các doanh nghiệp Nhà nước.

+ Góp vốn cổ phần hoặc liên doanh.

Với mục đích phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, thông qua các khoản chi này Nhà nước can thiếp vào nền kinh tế bằng việc nằm những ngành quan trong, chủ yếu, quy mô hơn để dẫn dắt nền kinh tế của đất nước, đảm bảo vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước. Nhà nước đầu tư vào những ngành quan trọng có ảnh hướng đến sự tăng trưởng ổn định cảu nền kinh tế, an ninh quốc phòng và các khoản doanh nghiệp có tính chất công ích.

  • Chi hỗ  trợ  các quỹ hỗ trợ phát triển:

Đây là khoản chi của NSNN góp phần tạo lập quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện việc hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư phát triển thuộc các ngành nghề ưu đãi và các vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ, nhằm phát triển sản xuất, đảm bảo cân đối giữa các ngành, các vùng trong cả nước. Khoản chi này hình thành vốn điều lệ của quỹ và có thể chi để bổ sung vốn hàng năm khi cần thiết. Thông qua hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển góp phần từng bước chuyển dần hình thức cấp phát sang hình thức tín dụng đầu tư ưu đãi nhằm nâng caotrasch nhiệm của người sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn.

  • Chi dự trữ Nhà nước:

Đó là khoản chi hình thành nên quỹ dự  trữ Nhà nước nhằm mục đích dự trữ những vật tư, thiết bị, hàng hóa chiến lược phòng khi nền kinh tế gặp những biến cố bất ngờ về thiên tai, địch họa… đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định.

Từ những nội dung chi đầu tư phát triển nêu trên, có thể thấy rầng chi đầu tư phát triển từ NSNN Ở Lào có những đặc trưng cơ bản sau:

Chi đầu tư phát triển là những khoản chi lớn và không ngừng tăng lên: Là khoản chi đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển KT-XH của quốc gia, thông qua đầu tư phát triển mới tạo ra được những tài sản cố định, năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và tăng trưởng. Song lượng vốn đầu tư không ổn định hàng năm vì nhu cầu và mức độ đầu tư hàng năm phụ thuộc và chịu sự quyết định bở kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà nước, phụ thuộc vào số dự án và mức độ đầu tư cho các dự án trong năm, phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn của NSNN. Trong xu hướng phát triển, đặc biệt là thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khoản ch ocho đầu tư phát triển không ngừng gia tăng.

Chi đầu  tư phát triển là khoản chi mang tính chất tích lũy: Trong từng niên độ ngân sách, khoản chi đầu tư phát triển đều gắn với việc tạo ra của cải vật chất xa hội. Thành quả của nó làm cơ sở tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng, tăng tích lũy cho NSNN.

  • Phạm vi  và  mức  độ  chi  đầu tư phát triển gắn chặt với việc thực

hiện mục tiêu, yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ và sự lựa chọn phương pháp cấp phát của Nhà nước: Chi đầu tư phát triển phải đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cho việc thực hiện các mục tiêu, yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước. phạm vi và mức độ chi đầu tư phát triển phụ thuộc vào việc lựa chọn phương thức cung cấp vốn đầu tư của Nhà nước. Trong cơ sở kinh tế thị trường ngoài vốn đầu tư từ NSNN, sự hỗ trợ của vốn đầu tư từ các quỹ hỗ trợ phát triển Nhà nước còn thực hiện các chính sách xã hội hóa trong chi đầu tư để từ đó làm tăng tổng mức vốn đầu tư phát triển cho toàn xã hội.

Nội dung chi Ngân sách nhà nước

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?