Lý thuyết thời điểm thị trường (Market Timing Theory)

Lý thuyết thời điểm thị trường (Market Timing Theory)

Lý thuyết thời điểm thị trường (Market Timing Theory)

Để khắc phục giả thiết thiếu thực tế là thị trường hoàn hảo trong các lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn trước đây, lý thuyết thời điểm thị trường tiếp cận từ góc độ mới, xem xét cơ cấu nguồn vốn trong điều kiện thị trường không hoàn hảo. Lý thuyết thời điểm thị trường giúp nhà quản trị DN xác định thời điểm đúng của thị trường để đưa ra quyết định phát hành hay mua lại cổ phần. Thuyết tập trung nghiên cứu mối tương quan giữa thời điểm thị trường với cơ cấu nguồn vốn của DN và mức độ tác động kéo dài trong bao lâu. Theo Baker và Wurgler (2002) DN sẽ phát hành chứng khoán vốn khi giá thị trường của chúng cao, và mua lại với giá thấp, mục đích của việc này là khai thác những biến động nhất thời của chi phí sử dụng vốn cổ phần trong mối tương quan với chi phí sử dụng của các nguồn vốn khác. Kết quả nghiên cứu cho thẩy giá trị thị trường trên giá trị sổ sách được tính trung bình với trọng số là tài trợ từ bên ngoài trong quá khứ.

Điều này trái ngược với thuyết đánh đổi, khi giá cổ phiếu cao, giá trị cổ phần tăng lên sẽ làm giảm hệ số đòn bẩy tài chính, công ty sẽ tài trợ bằng cách tăng vay nợ hoặc mua lại cổ phần để tăng đòn bẩy tài chính. Nghiên cứu của Aydogan (2003) cho thấy thời điểm thị trường có ý nghĩa với cấu trúc vốn ngắn hạn, tuy nhiên tác động này sẽ bị đảo ngược và trong dài hạn nếu DN có xu hướng cân bằng lại về một cấu trúc vốn tối ưu.

Lý thuyết thời điểm thị trường (Market Timing Theory)

Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều của các nhà kinh tế học xung quanh vấn đề tác động kéo dài của thời điểm đến cơ cấu nguồn vốn của DN, song thuyết thời điểm thị trường đã đề cập và giải thích được thực tế các công ty thường phát hành cổ phiếu thay vì phát hành nợ khi giá thị trường của cổ phiếu tăng, cao hơn so với giá trị sổ sách và ngược lại. Trong thuyết này, không có cấu trúc vốn tối ưu, đơn giản giả thuyết cho rằng các nhà quản lý tin rằng có thể điều chỉnh được thị trường. Các quyết định tài chính điều chỉnh thị trường trở thành kết quả là CCNV tối ưu theo thời gian, hay cơ cấu nguồn vốn hiện tại là kết quả tích lũy của những nỗ lực trong quá khứ để xác định thời điểm thị trường.

Xem thêm: Lý thuyết đánh đổi về cơ cấu nguồn vốn (Trade of theory)

Tuy nhiên, các lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn chưa đạt sự nhất quán về những vấn đề liên quan tới cơ cấu nguồn vốn của DN bao gồm:

Một là, có tồn tại hay không một cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho DN. Trong khi lý thuyết cơ cấu nguồn vốn tối ưu và lý thuyết đánh đổi thừa nhận có tồn tại một cơ cấu nguồn vốn tối ưu thì lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết M&M lại không thừa nhận điều này. Lý thuyết định thời điểm thị trường cũng không thừa nhận việc doanh nghiệp có một cơ cấu nguồn vốn tối ưu, mà cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ là hệ quả của hàng loạt các quyết định điều chỉnh thị trường theo thời gian.

Hai là, các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn và tác động ngược trở lại của cơ cấu nguồn vốn đối với hoạt động của DN, mỗi thuyết đều được đặt trong các giả định nhất định nên các kết luận rút ra bị hạn chế khi xem xét tổng quát trong điều kiện thực tế. Quan điểm truyền thống có đề cập tới ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn tới chi phí sử dụng vốn nhưng lại không định lượng được cụ thể mức độ ảnh hưởng. Lý thuyết M&M làm rõ hơn được tác động của cơ cấu nguồn vốn tới chi phí sử dụng vốn và giá trị DN, giúp DN trả lời câu hỏi khi nào DN nên tăng hệ số nợ, nhưng lý thuyết này lại bỏ qua các nhân tố ảnh hưởng hết sức quan trọng như rủi ro vỡ nợ, chi phí giao dịch, chi phí kiệt quệ tài chính. TOT làm rõ hơn tác động của thuế, của chi phí khánh kiệt tài chính tới cơ cấu nguồn vốn và giá trị DN. Song, TOT chưa lượng hoá được hết các yếu tố để giúp DN xác định được cơ cấu nguồn vốn mục tiêu, nhất là chi phí kiệt quệ tài chính tăng do mất khách hàng, mất nhà cung cấp, mất nhân viên giỏi, mất thời gian và công sức của ban quản lý vào việc đối phó với khó khăn tài chính. Lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết định thời điểm thị trường không cho thừa nhận việc tồn tại một cơ cấu nguồn vốn tối ưu nên không có mô hình lý thuyết xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu và không cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố như thuế, chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện tới cơ cấu nguồn vốn.

Ba là, lý giải về cách hành xử của các nhà quản trị DN trong việc lựa chọn quyết định huy động vốn. Hai lý thuyết nghiên cứu sau có cách tiếp cận mới là lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết định thời điểm đã nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn trong điều kiện thực tế thị trường không hoàn hảo để tập trung lý giải cho quyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn hiện tại của DN.

Nghiên cứu các lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn đã giúp các nhà quản trị có cách hiểu thấu đáo hơn về cơ cấu nguồn vốn của DN. Các lý thuyết chưa đồng nhất quan điểm xung quanh vấn đề cơ cấu nguồn vốn và mỗi lý thuyết đều tồn tại các hạn chế nhất định, chưa giải quyết triệt để các vấn đề để tìm ra cách xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu, nhưng nổi bật nhất là đã chứng tỏ một cách hết sức rõ ràng cơ cấu nguồn vốn hữu ích trong việc giảm thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân, hay tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

Lý thuyết thời điểm thị trường (Market Timing Theory)

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?