Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory)

Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory)

Lý thuyết trật tự phân hạng thị trường còn gọi là lý thuyết thứ tự tăng vốn. Lý thuyết này được nghiên cứu khởi đầu bởi Meyers và Majluf (1984). Xuất phát từ thông tin không cân xứng khi cho rằng nhà quản lý biết về hoạt động tương lai của DN (tiềm năng, rủi ro và giá trị của DN) rõ hơn các nhà đầu tư bên ngoài (thông tin không cân xứng). Các nhà đầu tư bên ngoài DN quan sát hoạt động tài trợ của DN để có phản ứng lại, xem nó như một sự phát tín hiệu từ phía DN.

Khi công ty phát hành cổ phiếu để huy động vốn, nhà đầu tư bên ngoài DN sẽ xem đây như một tín hiệu xấu khi cho rằng công ty đang gặp khó khăn về vốn, triển vọng phát triển thấp, do đó giá cổ phiếu thường sẽ giảm ngay khi có thông tin về việc phát hành cổ phiếu của công ty. Thêm vào đó, công ty cũng phải mất chi phí liên quan cho việc phát hành, điều này sẽ làm tăng chi phí của nguồn tài trợ bên ngoài so với nguồn vốn nội bộ. Trong khi đó, chỉ những nhà quản lý mới biết rõ thực trạng công ty, nhà quản lý sẽ phát hành cổ phiếu như một kênh huy động vốn khi thiếu vốn và cũng sẽ thực hiện phát hành cổ phiếu khi nhận thấy tiềm năng phát triển của công ty, giá cổ phiếu của công ty đang được thị trường đánh giá cao ngay cả khi không có sẵn các dự án. Vì vậy, việc phát hành cổ phiếu sẽ chuyển tải nhiều thông tin không thuận lợi hơn là việc vay nợ. Điều này khiến các nhà quản trị quan tâm đến vay nợ hơn là huy động vốn cổ phần bằng phát hành cổ phiếu.

Cơ cấu nguồn vốn được quyết định bởi việc DN cân nhắc lựa chọn từ 3 nguồn chính: nguồn vốn nội bộ (chủ yếu là lợi nhuận tái đầu tư) nợ vay (chủ yếu là vay nợ và phát hành trái phiếu) và phát hành cổ phiếu. Do tính không cân xứng đưa đến một trật tự phân hạng (hay thứ tự ưu tiên) trong hoạt động tài trợ cho các dự án như sau: Trước tiên, DN sẽ sử dụng nguồn vốn nội bộ vì như vậy tiết kiệm được chi phí phát hành so với nguồn vốn bên ngoài. Tiếp theo, DN sử dụng vay nợ mới vì nó ít rủi ro và tránh được tình trạng định giá sai DN bởi thông tin không cân xứng. Cuối cùng DN phát hành vốn cổ phần mới. Đây là phương án cuối cùng khi DN đã sử dụng hết khả năng vay nợ.

Xem thêm: Lý thuyết đánh đổi về cơ cấu nguồn vốn (Trade of theory)

Do đó theo Meyers, cơ cấu nguồn vốn không chỉ phụ thuộc vào TOT mà còn phụ thuộc vào tính không cân xứng giữa nhà quản lý và nhà đầu tư bên ngoài DN.

Những nhận xét rút ra từ việc nghiên cứu lý thuyết này.

– Myers và Majluf cho rằng không có một cấu trúc vốn tối ưu, việc huy động vốn sẽ theo một trật tự phân hạng nhất định. Thuyết không tập trung vào cơ cấu nguồn vốn tối ưu bởi lợi nhuận tái đầu tư đứng đầu trật tự phân hạng còn vốn cổ phần đứng cuối trật tự phân hạng. Nó tập trung vào các quyết định hiện hành. Quyết định về cơ cấu nguồn vốn không dựa trên hệ số nợ mà dựa trên phân hạng thị trường.

Ưu điểm: Thuyết trật tự phân hạng cho phép DN xác định cơ cấu nguồn vốn ở bất kỳ thời điểm nào, nghĩa là ở trạng thái động. Nó được ưu tiên và hữu ích trong việc giải thích những thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn của DN. Nó đã thành công trong việc giải thích tại sao các DN có khả năng sinh lời thấp thường vay nợ nhiều; các DN có khả năng sinh lời cao, cơ hội đầu tư hạn chế sẽ cố gắng duy trì tỷ lệ nợ thấp; các DN có khả năng sinh lời cao, cơ hội đầu tư lớn sẽ vay nợ nhiều hơn. Điều này không hoàn toàn đúng với tất cả DN nhưng đã giải thích được tại sao hầu hết tài trợ bên ngoài của DN chủ yếu là từ nợ vay.

Hạn chế: Thuyết trật tự phân hạng không cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố như thuế, chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện tới cơ cấu nguồn vốn. Đồng thời cũng không có mô hình lý thuyết để xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu.

Như vậy, có thể thấy thuyết trật tự phân hạng có cách tiếp cận mới đã bổ sung cho lý thuyết đánh đổi để cùng giải thích cách hành xử, ra quyết định của các công ty đó là:

Thứ nhất, hầu hết các công ty đều ít nhiều sử dụng nợ vay do lợi ích thu được từ việc tiết kiệm thuế. Các chi phí phát sinh khi tăng nợ như chi phí phá sản, chi phí đại diện đặt ra giới hạn cho số lượng vốn vay. Đây là cơ sở lý thuyết hợp lý giải thích tại sao đại đa số các công ty đều sử dụng cả nợ vay và vốn cổ phần. Hệ số nợ mục tiêu là một hệ số nợ trung bình bao gồm cả nợ vay và vốn cổ phần.

Thứ hai, do thông tin bất cân xứng, các công ty đều duy trì một công suất vay nợ dự trữ nhằm nắm thế chủ động trong việc huy động và sử dụng nợ vay. Có thể vay nợ thực hiện đầu tư khi cần thiết mà không phải phát hành cổ phiếu với giá thấp. Do đó, hệ số nợ mục tiêu thường thấp hơn hệ số nợ được xác định trong mô hình lý thuyết đánh đổi.

Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory)

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?