Mục lục
Nguyên tắc hoạch định cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu là cơ cấu nguồn vốn phù hợp với mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ của mỗi doanh nghiệp. Khi xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu, DN cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau.
1. Nguyên tắc đảm bảo tính tương thích
Nguyên tắc này yêu cầu tính tương thích giữa thời gian của nguồn vốn với thời gian của tài sản được tài trợ bởi nguồn vốn đó. Thời gian của tài sản được đầu tư không được dài hơn thời gian đáo hạn của nguồn vốn huy động. NWC của DN không âm thì sẽ đảm bảo tốt nguyên tắc này, tạo được tấm đệm an toàn cho DN. Nhờ đó, DN có khả năng thanh toán ở bất kỳ thời điểm nào, giảm thiểu rủi ro tài chính.
2. Nguyên tắc cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro
Rủi ro tổng thể của DN là sự kết hợp theo cấp số nhân giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh phụ thuộc mức độ sử dụng chi phí cố định kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận (EBIT) cho DN, rủi ro tài chính phụ thuộc vào hệ số nợ. DN cần cân đối sao cho rủi ro tổng thể ở mức an toàn, chấp nhận được. Rủi ro cho CSH sẽ rất lớn nếu DN đi vay nhiều, hay sử dụng nợ vay để đầu tư TSCĐ. Nếu DN hoạch định cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng hệ số nợ để đầu tư TSCĐ thì DN phải đảm bảo sản lượng sản xuất và tiêu thụ lớn hơn điểm hoà vốn và ROEE lớn hơn r.
Xem thêm: Nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
3. Nguyên tắc đảm bảo quyền kiểm soát doanh nghiệp
Những cổ đông nắm giữ tỷ lệ sở hữu vốn lớn luôn có mục tiêu nắm giữ quyền kiểm soát DN, họ muốn chủ động quyết định những vấn đề quan trọng của DN mà không bị phụ thuộc bên ngoài. Khi DN tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu cần bảo đảm quyền kiểm soát DN cho những cổ đông quan trọng để quyền điều hành DN không bị xáo trộn, hoạt động của DN không bị ảnh hưởng. Vì vậy vấn đề quyền kiểm soát DN phải được xem xét trong khi hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu cho DN.
4. Nguyên tắc tài trợ linh hoạt
Tính linh hoạt trong tài trợ là khả năng điều chỉnh tăng, giảm nguồn vốn cho phù hợp với nhu cầu vốn của DN trong những thời kỳ cụ thể. Tính linh hoạt cũng là việc điều chỉnh mục đích sử dụng các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cấp thiết phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đảm bảo nguyên tắc này giúp DN có thể thay đổi cơ cấu nguồn vốn dễ dàng, nhanh chóng, phù hợp trong những trường hợp cần thiết, đáp ứng được những thay đổi về nhu cầu vốn. Ví dụ khi muốn mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh do thị trường biến động, hay nhu cầu vốn tăng giảm do thời vụ.
5. Nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn
Tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn là một trong hai mục tiêu phải đạt được của cơ cấu nguồn vốn tối ưu. Trong một số trường hợp đặc biệt, những mục tiêu khác cấp thiết có thể đặt trên mục tiêu tối đa tỷ suất sinh lời, nhưng chi phí sử dụng vốn phải luôn đảm bảo ở mức thấp nhất. Theo nguyên tắc này, khi hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu DN cần lựa chọn nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp, đánh giá xu hướng biến động chi phí sử dụng từng nguồn vốn để xác định nguồn vốn huy động và thời điểm huy động thích hợp.
Nguyên tắc hoạch định cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT