Kinh nghiệm cải cách bộ máy hành chính nhà nước của Việt Nam

Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

Mục lục

Kinh nghiệm cải cách bộ máy hành chính nhà nước của Việt Nam

Chủ trương cải cách hành chính nói chung, bộ máy hành chính nói riêng được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ năm 1991. Chương trình cải cách bộ máy hành chính Việt Nam hiện nay đã đặt ra các mốc cụ thể: từ (2001-2010) và (2011-2020). Kết quả đạt được trong cải cách bộ máy hành chính đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Để làm chỗ dựa vững chắc cho việc thực hiện chương trình cải cách có hiệu quả. Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ mới. Hiến pháp năm 2013 có một chương mới quy định về “Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước”(Chương X). Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn đổi tên “Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)” thành “Chính quyền địa phương”. Với các quy định về chính phủ, Hiến pháp năm 2013 có một số điểm mới: Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 chính thức khẳng định: Chính phủ “là cơ quan thực hiện quyền hành pháp”. Thứ hai, quy định cụ thể về vai trò và trách nhiệm của các thành viên Chính phủ. Quy định về trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 không còn giao cho Chính phủ quyền quyết định về điều chỉnh địa giới hành chính (thực tế là cả chia tách, thành lập mới) các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh như khoản 10 Điều 112 Hiến pháp năm 1992 quy định[14].

Để đảm bảo trong việc tiến hành cải cách bộ máy hành chính phù hợp với điều kiện mới, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015. về nhiệm vụ, quyền hạn hành pháp của Chính phủ, có 2 điểm mới quan trọng . Thứ nhất, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 đã khẳng định mạnh mẽ, đặt lên hàng đầu nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật. Trong đó, coi trọng trước hết là nhiệm vụ, quyền hạn lập quy: “Ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản pháp luật để thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện các nhiệm vụ được giao”. Thứ hai, cụ thể hóa thẩm quyền hoạch định chính sách của Chính phủ. Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn đề xuất, xây dựng trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án khác.

Để nhằm mục đích tinh giản tổ chức bộ máy Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 đã quy định cụ thể về số lượng cấp phó và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, tạo khuôn khổ thể chế vững chắc thúc đẩy cải cách tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương[29].

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm cải cách hành chính[/message]

Để cải cách bộ máy chính quyền địa phương hợp lý, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, trong đó có một số điểm mới:

Thứ nhất, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã bổ sung thêm đơn vị hành chính: thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Đây là quy định nhằm cụ thể hóa điểu 110 Hiến pháp năm 2013.

Thứ hai, một trong những điểm mới nổi bật của Luật Tổ chức chính quyền địa phương so với Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đó là có sự phân biệt giữa chính quyền địa phương ở nông thôn và ở đô thị, phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, kết cấu hạ tầng và yêu cầu quản lý ở mỗi địa bàn[30].

Hiện nay, cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam đã tập trung vào 4 nội dung sau:

1. Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương.

2. Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác định mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp; Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên, khoáng sản quốc gia, quy hoạch và có định hướng phát triển; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành;

3. Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020;

[message type=”e.g. information, success, attention”]Xem thêm: Khái niệm cải cách và cải cách hành chính nhà nước[/message]

4. Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; chất lượng dịch vụ công từng bước được nâng cao, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt trên 80% vào năm 2020[31, tr 3].

Kết quả đạt được trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa sau tinh gọn, hợp lý hơn; số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ từ 48 cơ quan (năm 2001) đến năm 2010 còn 30 cơ quan (giảm được 18 cơ quan). Đối với cơ quan nang bộ tách bạch được chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ với chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và hoạt động tự chủ của các đơn vị sự nghiệp thuộc bộ, phù hợp với cơ chế quản lý mới trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với các cơ quan thuộc Chính phủ, Chính phủ đã ban hành từng Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đối với từng cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động sự nghiệp của từng cơ quan. Để bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động sự nghiệp của các cơ quan thuộc Chính phủ, Chính phủ đã phân công các thành viên Chính phủ trực tiếp chỉ đạo và thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực đối với các cơ quan thuộc Chính phủ. Đối với cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được tổ chức thống nhất, phù hợp với đặc thù ở từng địa phương.

Kinh nghiệm cải cách bộ máy hành chính nhà nước của Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?