Các công trình nghiên cứu về cải cách bộ máy hành chính nhà nước

kinh nghiệm trong quá trình bảo vệ luận văn thạc sĩ

Các công trình nghiên cứu về cải cách bộ máy hành chính nhà nước

Cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách bộ máy hành chính nhà nước nói riêng là nội dung quan trọng trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Trong thời gian qua vấn đề cải cách bộ máy hành chính đã có nhiều nước tiến hành, có nhiều tác giả nghiên cứu và đưa vào vận dụng trong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính. Các tác giả trên thế giới tập trung nghiên cứu khá nhiều về lý luận, quan điểm, đặc điểm của bộ máy nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước.

Các nhà nghiên cứu đã từng làm rõ về nguyên tắc chung trong việc tổ chức và họat động của bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước và đã đưa ra những mục tiêu, nội dung cải cách, các quan điểm, định hướng cải cách bộ máy nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan tới cải cách bộ máy hành chính nhà nước từ năm 2000 đến nay thể hiện như sau:

– Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Sĩ Dược (2000): “Cải cách bộ máy hành chính cấp Trung ương trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta”[7]. Công trình nghiên cứu chia thành 3 phần:

Thứ nhất làm rõ về bộ máy hành chính cấp trung ương trong cơ cấu nhà nước, trong đó quan niệm về quyền hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nước, nghiên cứu đối tượng chính phủ – chủ thể cơ bản thực hiện quyền hành pháp, tiếp theo tập trung làm rõ các thành phần quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ, đặc biệt là Bộ.

Thứ hai, Nêu thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính cấp Trung ương ở Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến 1992; từ đó nêu lên thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính cấp Trung ương Việt Nam hiện nay, trong đó có sự phân tích những mặc thành công và những hạn chế nhất định trong cải cách bộ máy hành chính Trung ương ở Việt Nam.

Phần thừ ba, tác giả đưa ra phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính cấp Trung ương ở nước ta hiện nay, trong đó làm rõ sự cần thiết phải đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính; đưa ra những quan điểm và một số kiến nghị đổi mới tổ chức và hoạt động củ bộ máy hành chính cấp trung ương. Công trình nghiên cứu này có đảm bảo tính lịch sử và lô gíc có ý nghĩa rất lớn trong quá trình cải cách bộ máy hành chính Trung ương. Tuy nhiên công trình này không chỉ nghiên cứu riêng đối với bộ máy hành chính trung ương mà có nội dung tiếp cận cả hệ thống của bộ máy nhà nước, cho nên chưa thể hiện đầy đủ và sâu sắc khi tham khảo trong khi tiến hành cải cách bộ máy hành chính nhà nước.

– Công trình khoa học của Nguyễn Ngọc Hiến (2001): “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam”[16] không chỉ tập trung nghiên cứu về bộ máy hành chính nhà nước mà còn nghiên cứu mọi mặt trong hệ thống hành chính ở Việt Nam. Đầu tiên công trình đã đi thẳng nghiên cứu quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam những năm qua; từ đó nêu ra các rào cản trong cải cách, làm rõ nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong cải cách hành chính; tiếp theo tác giả đã đưa ra kiến nghị các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính, tập trung vào 4 nôi dung: cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, cải cách công vụ, công chức và cải cách tài chính công. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu thêm về cải cách chính quyền địa phương, cải tiến việc cung ứng dịch vụ công và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước. Đây là công trình có nội dung đa dạng, có tính bao quát và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình cải cách hành chính nhà nước hiện nay. Tuy nhiên công trình này vẫn chưa làm rõ về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước cho nên chưa xác định rõ vấn đề đang chồng chéo trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính các cấp.

– Công trình nghiên cứu của tác giả Võ Kim Sơn (2004): “Phân cấp quản lý nhà nước, lý luận và thực tiễn”[39]. Cuốn sách giới thiệu một số mô hình quản lý hành chính nhà nước với những nội dung: đưa ra cơ sở lý luận vềphân cấp trong quản lý hành chính nhà nước; các hình thức phân cấp và nêu thực trạng phân cấp quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam từ năm 1945 đến 2003 và đưa ra nội dung thiết thực nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của phân công, phân cấp quản lý hành chính nhà nước. Công trình nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu về cải cách bộ máy hành chính nhà nước, bởi vì phân cấp là một bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói chung và cải cách bộ máy hành chính nhà nước nói riêng. Tuy nhiên công trình nghiên cứu này chưa có giải pháp cụ thể để hoàn thiện sự phân cấp, phân công trong bộ máy hành chính nhà nước.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm cải cách hành chính[/message]

– Nguyễn Hồng Diên (2009), luận án tiến sĩ quản lý hành chính công: “Tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”[8]. Công trình đã nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động của chính quyền cấp tỉnh theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền. Luận án cũng đã tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp tỉnh trong thời gian qua và đánh giá việc tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp tỉnh phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Để góp phần vào việc tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp tỉnh, luận án đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong đó tập trung vào một số giải pháp:

Một là, hoàn thiện thể chế pháp luật về tổ chức chính quyền trên địa bản tỉnh.

Hai là, tăng cường phân cấp, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền tỉnh và phân cấp cho chính quyền tỉnh tập trung vào vấn để những gì chính quyền tỉnh làm tốt hơn, thích hợp hơn nên giao cho cấp chính quyền tỉnh đó đảm nhiệm.

Ba la, tăng cường công tác kiểm tra, than tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.

Bốn là, nâng cao khả năng xây dựng và ban hành thể chế của chính quyền tỉnh.

Năm là, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của tổ chức, công dân.

Sáu là, tiếp tục tiến hành cải cách hành chính, tập trung vào 4 nội dung chính: cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công.

Bảy là, đổi mới công tác tổ chức-nhân sự của chính quyền tỉnh trong đó tập trung giải quyết việc bầu cử; việc đánh giá cán bộ; thực hiện tốt công tác tuyển dụng và luân chuyển cán bộ theo quy hoạch.

Tám là, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

Từ các giải pháp trên luận án đã đưa ra mô hình tổ chức chính quyền tỉnh, đã đề xuất mô hình tổng thể về tổ chức chính quyền tỉnh trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Luận án có cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn cao, có tính khả thi và không khó trong việc thực hiện triển khai. Những thành công của luận án cũng làm cơ sở trong việc nghiên cứu luận án về cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam nói chung và cải cách bộ máy hành chính nhà nước Lào nói riêng. Tuy nhiên luận án cũng chỉ dừng lại trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh, chưa làm rõ về cơ cấu bộ máy hành chính các cấp; chưa đề ra hướng cải cách mang tính cụ thể; chưa làm rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền. luận án mặc dù có hướng cải cách bộ máy chính quyền tỉnh như ủy ban nhân dân các cấp, nhưng chưa sát với thực tế cải cách bộ máy hành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào.

– Đặng Xuân Phương (2011): “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam”[35]. Công trình đã tập trung nghiên cứu các nội dung quan trọng trong cải cách bộ máy hành chính nhà nước Trung ương. Cuốn sách đã nghiên cứu cơ sở lý luận về khái niệm, tính chất, vai trò, chức năng nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ, đồng thời đã nêu lên cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và hình thức tổ chức hoạt động, cơ chế làm việc của bộ, cơ quan ngang bộ.  Cuốn sách đã nêu thực tiễn về tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ, những bất cập, hạn chế về tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm cải cách hành chính của một số nước trên thế giới, đa đưa ra một số phương hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam trong cải cách hành chính, một vấn đề quan trọng của tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ đã tập trung vào 4 nội dung: Một là, hoàn thiện một số vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ, trong các quy định pháp luật; hai là, Đưa ra giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức của Bộ và cơ quan ngang Bộ; ba là, tách bạch hoạt động công quyền với hoạt động cung ứng dịch vụ công và hoạt động quản lý, giám sát tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; bốn là, đổi mới cơ chế hoạt động quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ. Ngoài ra tác giả có một số kiến nghị rất khoa học và phù hợp với điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu cuốn sách này rất phù hợp với xu hướng cải cách ở CHDCND Lào. Tuy nhiên, công trình mới chỉ dừng lại trong việc giải quyết bộ máy hành chính cấp Bộ và cơ quan ngang bộ mà không bao gồm các cơ quan thuộc chính phủ và cơ quan hành chính ngành dọc.

[message type=”e.g. information, success, attention”]Xem thêm: Khái niệm cải cách và cải cách hành chính nhà nước[/message]

– Nguyễn Ngọc Thanh: Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công (2013)“Đổi mới nhằm nâng cao chất lượng chính quyền cấp cơ sở ở nước ta hiện nay”[53]. Luận án rất thành công trong việc đưa ra cơ sở lý luận về chính quyền cấp cơ sở; làm rõ các từ khóa và các khái niệm liên quan; từ đó luận án đã nghiên cứu thực trạng chính quyền cấp cơ sở ở Việt Nam, trong đó có tập trung nghiên cứu về bộ máy hành chính cấp cơ sở trong thời gian qua; luận án đã nêu rõ những mặt hạn chế của chính quyền cấp cơ sở; công trình cũng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đổi mới nhằm nâng cao chất lượng chính quyền cấp cơ sở ở nước Việt Nam sau nay. Nhất là một số định hướng đổi mới, xuất phát từ quan điểm đổi mới và yêu cầu đổi mới. Đặc biệt là những giải pháp sau: Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp cơ sở; trong đó tập trung vào giải quyết việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện hành; xây dựng, ban hành một đạo luật về chính quyền địa phương. Hai là, đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy chính quyền cấp cơ sở; trong đó tập trung giải quyết đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; đổi mới đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường; đổi mới Ủy ban nhân dân quận, phường thành cấp chính quyền cơ sở. Ba là, xây dựng và thực hiện quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế. Bốn là, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Năm là, thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Sau là, tăng cường củng cố mối quan hệ giữa chính quyền cơ sở với hệ thống chính trị cùng cấp và hệ thống chính trị và các tổ chức tự quản ở phường và thôn, làng, ấp, bản. Bảy là, hoàn thiện phân cấp giữa cấp huyện và cấp cơ sở trong thực hiện vai trò quản lý nhà nước ở địa phương. Tám là, đổi mới công tác quy hoạch cán bộ, công chức chính quyền cơ sở; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp cơ sở. Chín là, tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và hiện đại hóa cơ sơ vật chất, trang thiết bị đối với trụ sở làm việc của chính quyền cấp cơ sở. Luận án đã đưa ra giải pháp rất đầy đủ và có thệ thống đảm bảo tính lô gích, có thể vận dụng vào giải quyết việc đổi mới nhằm nâng cao chất lượng chính quyền cấp cơ sở ở Việt Nam. Mặc dù vậy, công trình chưa có giải pháp cụ thể trong cải cách bộ máy cơ sở. Thực tiễn cho thấy cần tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước nói chung, bộ máy hành chính cấp cơ sở nói riêng phù hợp với điều kiện và môi trường CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.

– Nguyễn Thị Phượng “Minh bạch hóa hoạt động quản lý hành chính Nhà nước từ lý luận tới thực tiễn”[37]. Tác giả đã tiếp cận đến quan niệm về “minh bạch” và “minh bạch hóa”, là một vấn đề quan trọng trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền. Tác giả đã tập trung nghiên cứu thưc tiễn pháp lý và thực hiện minh bạch hóa hoạt động quản lý hành chính nhà nước Việt Nam trong những năm qua, trong đó có nghiên cứu ở các cơ quan quản lý hành chính nhà nước như: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp; đưa ra kết quả hoạt động trong một số Bộ, ngành và địa phương. Từ đó đưa ra một số kiến nghị có tính khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay. Công trình cũng là tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án của tác giả. Tuy nhiên, công trình chưa đề cập nhiều đến bộ máy hành chính nhà nước, chỉ nghiên cứu thực tiễn minh bạch hóa hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam để làm cho cơ quan quản lý nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.

Các công trình nghiên cứu về cải cách bộ máy hành chính nhà nước

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?