Khung lý thuyết tài chính hành vi

tài chính hành vi

Tài chính hành vi là hướng nghiên cứu thuộc lĩnh vực tài chính nhằm khắc phục những vấn đề khó khăn của tài chính truyền thống đang đối mặt trong giải thích, (Barberis and Thaler, 2003). Một số lý thuyết được xem là nền tảng của quan điểm tài chính hành vi là: Lý thuyết những sai lệch trong nhận thức (Cognitive biases theory) của Tversky và Kahneman (1973) và Lý thuyết triển vọng (Prospect theory) cũng của hai tác giả trên (1979).

Nhiệm vụ chính của TC hành vi là giải thích những hành vi bất thường của các NĐT tham dự thị trường. Hành vi bất thường là những phản ứng của NĐT đối với các thông tin được cập nhật lên thị trường nhưng không theo những gì mà tài chính truyền thống đã lý giải. Cụ thể, tài chính hành vi giải thích tại sao NĐT tham dự thị trường lại mắc các lỗi hệ thống bất hợp lý, trái ngược với giả định NĐT tham dự thị trường là hợp lý (Lin, 2010).

Tài chính hành vi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tâm lý đến hành vi của những người tham dự thị trường và hành vi của họ đến thị trường, (Sewell, 2007). Như vậy, đối tượng nghiên cứu của tài chính hành vi là tâm lý, hành vi của các NĐT.

Tiếp cận với những hướng nghiên cứu mới về tâm lý NĐT, Masomi và Ghayekhloo (2010) lại định nghĩa TC hành vi là một lĩnh vực khoa học tập trung nhiều vào việc giải thích cách mà cảm tính và những sai lệch trong nhận thức của NĐT ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Để có thể thực hiện được vai trò của mình, tài chính hành vi cần kết hợp kiến thức trong tâm lý học con người với các lý thuyết mô hình trong tài chính. Tâm lý học nghiên cứu về sự hình thành, vận hành và phát triển của các hoạt động tâm lý. Hoạt động tâm lý là hiện tượng tâm lý, nó chính là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, (Dương Thị Kim Oanh, 2009).

Barberis và Thaler (2003) cho rằng, có hai nguyên nhân của hiện tượng chênh lệch giá chứng khoán, mà các lý thuyết tài chính truyền thống không thể giải thích được: giới hạn kinh doanh chênh lệch giá và tâm lý

Giới hạn kinh doanh chênh lệch giá: “Thật là khó cho những NĐT hợp lý để xoá bỏ sự chênh lệch về giá CK bởi có ít NĐT hợp lý”, (Barberis and Thaler, 2003, page 1053). Đồng thời do một số khoản chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch và một số loại rủi ro như rủi ro cơ bản và rủi ro bởi các NĐT không hợp lý gây ra đã khiến cho hoạt động kinh doanh chênh lệch giá bị giới hạn làm giá CK không thể được đưa về đúng giá trị của nó nhanh chóng như cách lý giải của tài chính hành vi.

Hướng nghiên cứu về tâm lý: là hướng nghiên cứu mà người ta đi tìm kiếm sự tồn tại của các NĐT không hợp lý trên thị trường. Hay nói một cách cụ thể hơn, nghiên cứu về tâm lý NĐT là nghiên cứu nhằm phát hiện những biểu hiện trong nhận thức của NĐT đối với những vấn đề, hiện tượng của thị trường, nắm bắt những nhận thức, cảm tính của NĐT và ảnh hưởng của chúng đến quyết định đầu tư của họ. Tham khảo phụ lục 2 – Khái quát khung lý thuyết về tài chính hành vi.

Nguồn: Luận án tài chính “Nghiên cứu về cảm tính nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?