Khái quát chung về Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề du lịch

Mục lục

Khái quát chung về Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề du lịch

Du khách đi du lịch Việt Nam ai cũng muốn tới Thành phố Hồ Chí Minh để chiêm ngưỡng một vùng kinh tế năng động, đa dạng về lịch sử văn hóa truyền thống v hịa mình vo thin nhin tươi đẹp của nơi này. Cái ấn tượng đầu tiên để lại cho du khách khi đến với thành phố 300 tuổi đó là sự náo nhiệt, trẻ trung, năng động. Những tòa nhà cao ốc sang trọng trong trung tâm thành phố, những khu chợ sầm uất, phố xá với cửa hiệu, quán ăn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí mở cửa phục vụ đến khuya. Thành phố được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, hiện nay là một trung tâm du lịch lớn nhất nước ta.

Đặc điểm văn hoá Sài Gòn xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là sự thể hiện khá độc đáo bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong bối cảnh lịch sử – không gian của khu vực phương Nam Tổ quốc ta. Có thể nói, Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, có nền văn hoá mang dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me, Ấn… Rồi Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hoá Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước. Đó là những như: bến Nhà Rồng, Bưu điện, Nhà hát lớn, đền Quốc Tổ, trụ sở UBNDTP, dinh Thống Nhất, chợ Bến Thành…, hệ thống các ngôi chùa cổ như: chùa Giác Lâm, chùa bà Thiên hậu, Tổ Đình Giác Viên…; các nhà thờ cổ như: Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…; là sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng với hàng chục lễ hội văn hoá hàng năm đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng văn hóa của mảnh đất phương Nam này.Trên từng con đường, góc phố, địa danh của thành phố đề gắn liền với những danh nhân văn hoá – lịch sử, những chiến công của một thành phố anh hùng. Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh rất đẹp, địa danh – di tích lịch sử – văn hoá nổi tiếng như: Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hoà, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, địa đạo Củ Chi, đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi, chiến khu An Phú Đông, 18 thôn Vườn Trầu, Hóc Môn Bà Điểm, Láng Le Bàu Cò, vườn thơm Bưng Sáu, “Căn cứ nổi” rừng Sác, khu du lịch sinh thái Cần Giờ với nhiều hệ sinh thái có nhiều chủng loại động thực vật…

Cho-Ben-Thanh Thành phố Hồ Chí Minh

Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang[9]. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía nam – Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.

Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:

+ Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.

+ Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.

+ Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.

+ Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.

Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng đa dạng và phong phú để phát triển du lịch. Trước hết vị trí địa lý của Thành phố thuận lợi để kết nối về du lịch với các địa phương trong nước và nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ để đến vùng Đông, Tây Nam bộ, Nam Trung bộ và các vùng khác của Việt Nam.

Ngoài ra Thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm gần các trung tâm du lịch lớn của Đông Nam Á (Malaysia, Thái Lan, Singapore,… ) có khả năng nối tour với các láng giềng để hình thành những chương trình du lịch hấp dẫn. Từ các thị trường trọng điểm (Nhật, Đài Loan)… đến Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường hàng không thuận tiện và mất ít thời gian.

Thành phố Hồ Chí Minh còn có cảng biển để đón tàu du lịch lớn, hệ thống đường sông nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và sang tận Campuchia, đường sắt dẫn đến các tỉnh miền Trung, miền Bắc và Trung Quốc, mạng lưới đường bộ nội thành và liên tỉnh ngày càng được mở rộng và nâng cấp.

Khí hậu, thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh    

Thành phố nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 kcal/cm2/ năm, nắng trung bình 6,8 giờ/ ngày. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,50C. Biên độ trung bình giữa các tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển quanh năm của động thực vật. Ngoài ra, thành phố có thuận lợi là không trực tiếp chịu tác động của bão lụt.

Quanh năm hai mùa mưa nắng, mưa thì chợt đến, chợt đi, nắng thì không quá nóng gắt, nên thời điểm nào ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có thể là mùa du lịch.

Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4 % thì đến năm 2005 tăng lên 12,2%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước .

Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng(KTTĐPN) và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ.

Kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Năm 2005, năng suất lao động bình quân toàn nền kinh tế thành phố đạt 63,63 triệu đ/người/năm, năng suất lao động công nghiệp-xây dựng đạt 67,05 triệu đồng (bằng 105,4% năng suất lao động bình quân toàn nền kinh tế), năng suất lao động dịch vụ đạt 66,12 triệu đ (bằng 103,12%), năng suất lao động nông nghiệp đạt 13,66 triệu đồng (bằng 21,5%).

Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Năm 2005, đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng khá so với năm 2004, 258 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn 577 triệu USD, tăng 4,5% về số dự án và 43,7% về vốn đầu tư. Có 145 dự án tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng 330 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 907 triệu USD, tăng 7,7%. Bên cạnh đó, có 5 dự án đầu tư ra nước ngoài có tổng vốn là 29,1 triệu USD.

Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng. Năm 2005, tổng thu ngân sách trên địa bàn 58.850,32 tỷ đồng, tăng 22,21% so với năm 2004, đạt 108,27% dự toán cả năm.

Về thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 12,4 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm 2004 (nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu tăng 17%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 28,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,5%. Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng 21,1%, nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tăng 11,4%. Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối. Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất – kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 12,2% so với năm 2004 . Năng suất lao động của các ngành dịch vụ nói chung là 66,12 triệu đồng/người/năm (giá trị gia tăng) trong đó năng suất lao động của Thương mại là 51,6 triệu đồng/người/năm (bằng 78% năng suất lao động ngành dịch vụ).

Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, chưa bao giờ thành phố Hồ Chí Minh đón nhiều du khách như năm 2005. Lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố trên 2 triệu lượt, tăng 27% so với năm 2004. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn 3 đến 5 sao đạt 75%, tăng 9,5%. Doanh thu ngành du lịch đạt 13.250 tỷ đồng, tăng 23%. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã phát huy các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên các báo lớn, truyền hình, tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự hội chợ du lịch chuyên nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm. Triển khai chương trình xét chọn và công nhận 100 điểm mua sắm đạt chuẩn du lịch. Đến nay, có 142 khách sạn được xếp hạng, trong đó 35 khách sạn 3 đến 5 sao với 5.740 phòng và 346 doanh nghiệp lữ hành đủ điều kiện kinh doanh.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính – tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Năm 2005, các hoạt động tín dụng – ngân hàng tiếp tục phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất – kinh doanh. Nguồn vốn huy động qua ngân hàng đạt 170.890 tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm 2004. Dư nợ tín dụng 164.600 tỷ đồng, tăng 32,3%; Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại được đưa vào ứng dụng, mạng lưới thanh toán thông qua thẻ ATM được mở rộng. Về thị trường chứng khoán, đã có 30 công ty cổ phần, 01 công ty quản lý quỹ niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; tổng vốn cổ phần niêm yết trên 1.600 tỷ đồng; trong đó có 17 công ty cổ phần đã niêm yết có trụ sở tại thành phố, chiếm 55% về số công ty niêm yết và 75% về vốn của các công ty niêm yết. Có 14 công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, doanh số giao dịch đạt 31.000 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu 8.000 tỷ đồng; giao dịch trái phiếu 23.000 tỷ đồng.

Trong tương lai thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao … vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á, đường Đông Tây … sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính… Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.

Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 20/63 tỉnh thành.

Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza… Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.

Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy… có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp… cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.

Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định vai trò trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của mình. Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước; loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Số lượng trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế.

Từ năm 1995, thành phố đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập tiểu học; 100% số xã có trường tiểu học và 80% số xã có trường trung học cơ sở. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Năm 2002, Sở GDĐT TPHCM đã đón nhận cờ lưu niệm và quyết định công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS do Bộ GDĐT trao tặng và trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đạt được chuẩn này. Trong năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục củng cố thành quả phổ cập tiểu học và trung học cơ sở; đã có thêm 3 quận đạt chuẩn phổ thông trung học (quận 1, quận 3, quận Bình Thạnh), nâng số các quận đạt phổ cập trung học là 5 quận. Kỳ thi tốt nghiệp các cấp được tổ chức an toàn và đạt kết quả tốt (trong đó, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,3%; trung học phổ thông 90,3%).

Ngành giáo dục tăng cường đầu tư xây dựng trường lớp với tổng vốn đầu tư là 1.021 tỷ cho năm học mới. Có 928 phòng học mới được đưa vào sử dụng.

Chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ đã tuyển chọn được 264 ứng viên; đã đưa đi học được 194 ứng viên, các ứng viên còn lại đang hoàn tất thủ tục và bồi dưỡng ngoại ngữ. Đã có 20 thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp về công tác ở thành phố.

Theo thống kê, số giáo viên và học sinh phổ thông của thành phố chỉ chiếm một tỷ lệ vừa phải của cả nước thì số giáo viên và sinh viên đại học, cao đẳng, THCN, CNKT của thành phố ngày cành chiếm một tỷ lệ rất cao, điều này chứng tỏ thành phố là một Trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của cả nước và đã thu hút được một số lượng lớn sinh viên từ mọi miền đất nước về học mỗi năm.

Thành phố Hồ Chí Minh có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa đông về số lượng ( hàng chục ngàn người), vừa được đào tạo rất đa dạng từ các nguồn khác nhau, có đủ trình độ để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới.

Hiện nay, Thành phố đã xây dựng xong các chương trình mục tiêu và nội dung nghiên cứu triển khai khoa học – công nghệ giai đoạn 2006 – 2010; đề xuất xây dựng chương trình nghiên cứu cơ bản; kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học; tổng kết, đánh giá hiệu quả đầu tư nghiên cứu khoa học – công nghệ 30 năm của 17 chương trình nghiên cứu triển khai khoa học – công nghệ; triển khai chương trình Robot Công nghiệp, xúc tiến xây dựng kế hoạch triển khai hỗ trợ bộ đội Trường Sa.

Trong năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nghiệm thu 55 đề tài nghiên cứu triển khai khoa học – công nghệ, kết quả 18,2% đề tài đạt xuất sắc và 72,7% đạt khá. Nhiều đề tài có khả năng ứng dụng vào thực tế trong các lĩnh vực công nghiệp, vật liệu mới, bảo vệ môi trường, thể dục – thể thao. Khu công nghệ cao đã triển khai tích cực công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đã có 13 dự án đầu tư được cấp phép, trong đó có 7 dự án đầu tư nước ngoài và 6 dự án đầu tư trong nước, với vốn đầu tư 67,5 triệu USD và 357 tỷ đồng; đang triển khai tiếp xúc để xúc tiến đầu tư với 6 đối tác trong và ngoài nước.

Với những thành tựu đã đạt được, cùng với thế mạnh về nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật, Thành phố đã trở thành Trung tâm đào tạo , khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ của vùng và cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng là Trung tâm y tế lớn nhất nước ta với số lượng cơ sở y tế được trang bị ngày càng hiện đại cũng như đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao nhiều nhất nước.

Năm 2005, ngành Y tế tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại để tăng năng lực khám chữa bệnh (Khu xạ trị gia tốc của bệnh viện Ung Bướu, khu Kỹ thuật cao của bệnh viện Bình Dân, v.v…). Đã tăng 770 giường bệnh nội trú cho các cơ sở khám chữa bệnh (Trong đó: 515 giường do Nhà nước đầu tư, 265 giường do các cơ sở ngoài công lập đầu tư). Nhiều thiết bị y tế kỹ thuật cao được đưa vào điều trị để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đã thực hiện được kỹ thuật ghép tạng (ghép gan). Phát triển chương trình chẩn đoán điều trị từ xa với các tỉnh bạn. Cùng với sự gia tăng của số bệnh viện cũng như số giường bệnh, đội ngũ cán bộ y tế cũng tăng lên nhanh chóng cả về chất lẫn về lượng.

Các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được tiếp tục thực hiện; công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, phòng ngừa dịch bệnh được triển khai mạnh mẽ, bệnh sốt xuất huyết giảm 50%; bệnh thương hàn giảm 59%; bệnh Rubella có 1.591 người mắc tập trung tại huyện Củ Chi, đã được khống chế.

Tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ kế hoạch khẩn cấp của quốc gia và thành phố phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm lây sang người. Dịch muỗi ở quận Bình Thạnh đã được khống chế.

Như vậy qua hơn 31 năm xây dựng và phát triển Thành phố đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hiện đại hoá cơ sở vật chất – kỹ thuật cũng như đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ y tế và đã gặt hái được những thành quả đáng kể trong công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh và chăm lo sức khoẻ nhân dân, nổi bật nhất là điều trị vô sinh và ghép máu cuống rốn điều trị ung thư. Các thành qủa trên đã khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của một Trung tâm y tế lớn bậc nhất nước của Thành phố.

Khái quát chung về Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề du lịch

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?