Khái niệm về Ngân hàng thương mại

ngân hàng thương mại

Mục lục

Khái niệm về Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại không phải được hình thành trong bất cứ điều kiện kinh tế nào. Khi nền sản xuất hàng hoá phát triển đến một trình độ nhất định, sự ra đời của Ngân hàng thương mại là tất yếu khách quan.

Đến lượt mình, các Ngân hàng thương mại lại trở thành động lực phát triển kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia được phản ánh rất nhiều thông qua trình độ phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại nói riêng, hệ thống tài chính nói chung của quốc gia đó.

Ngân hàng thương mại hiện diện trong nền kinh tế đi từ bước hình thành sơ khai nhất là những cửa hiệu hay bàn đổi tiền trong các Trung tâm thương mại, giúp khách du lịch và thương nhân đổi ngoại tệ lấy bản tệ. Hình thái đầu tiên đó xuất hiện ở các Thành phố của Hy Lạp, La Mã với chủ yếu là hai hoạt động: đổi tiền và chiết khấu thương phiếu. Ngành kinh doanh này sau đó lan rộng tới Bắc Âu, Tây Âu.  Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, Ngân hàng thương mại được các tổ chức tín dụng của các nước trên thế giới đưa ra các nhận định khác nhau để diễn đạt về hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Sau đừy là một số định nghĩa khác  nhau về NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: ở Mỹ “ ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. ở Pháp, ngân hàng được coi là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới nhiều hình thức ký thác hay hình thức khác, số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chứng khoán tín dụng hay dịch vụ tài chính (luật ngân hàng 1941). Còn trong luật ngân hàng của Đan Mạch 1930 lại định nghĩa: “ Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và hành nghề địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm,…”

[message type=”success”]Xem thêm : Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại [/message]

Ở Việt Nam trong nghị định 49/NĐCP về tổ chức ngân hàng thương mại đó nờu: “ Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng có hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay, cung ứng các phương tiện thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác.”

Ngày nay trong tiến trình phát triển chung của nền kinh tế, cùng với sự thông thoáng trong quy định lĩnh vực, phạm vi kinh doanh phù hợp với xu thế hội nhập, các tổ chức kinh tế phi ngân hàng càng tham gian nhiều vào lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên vẫn tồn tại một ranh giới nhất định giữa ngân hàng với các tổ chức phi ngân hàng ở chỗ Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền chủ yếu là tiền gửi khụng kỡ hạn. Chính từ hoạt động này đã tạo nên chức năng tạo tiền đề thông qua hệ số nhân tiền trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đó là đặc trưng cơ bản để phân biệt Ngân hàng thương mại với các tài chính tín dụng.

            Thực tế cho thấy: Ngân hàng thương mại không phải bỗng dưng xuất hiện và có được sự thịnh vượng như ngày nay. Một lịch sử lâu dài trong sự thúc đẩy của nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội đó giúp các Ngân hàng thương mại không ngừng hoàn thiện các hoạt động.

Đọc thêm : Khái niệm về Ngân hàng thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 thoughts on “Khái niệm về Ngân hàng thương mại

  1. Pingback: Khái niệm và đặc trưng của ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Hoạt động của ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Ngân hàng thương mại là gì? - Luận Án Tiến Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?