Sự ra đời của thanh toán

vay tiêu dùng

Mục lục

Sự ra đời của thanh toán

Nền kinh tế thị trường hiện đại của nhân loại ngày nay đã trải qua hai con đường đi cơ bản: Một là, theo đúng tuần tự lôgíc tự nhiên; hai là, phát huy trí tuệ nhân loại để tác động rút ngắn một số bước mà xét ra ít có ảnh hưởng đến tính logic và cũng không làm mất đi động lực của phát triển.

Với mô hình thứ nhất, còn gọi là mô hình cổ điển , nhân loại mất khoảng ba thế kỷ thực hành. Với mô hình thứ hai, còn gọi là mô hình “Kinh tế thị trường tăng tốc”, thì cũng phải mất từ một phần hai cho đến cả thế kỷ dò tìm, điều chỉnh, hoàn thiện.

Các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ đặc trưng cho cách đi thứ nhất. Và, một số nước ở đây đã từng là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học thiên tài, trong đó có C.Mác. Một loại thuyết kinh tế trình bày trong bộ “Tư bản”. Trong đó, Mác đã dành khá nhiều công sức để trình bày quan điểm của mình về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.

Phương pháp tiếp cận và đưa đến nhiều kết luận của C.Mác không những có ý nghĩa trực tiếp đối với việc nhận thức và hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường cổ điển mà còn mang giá trị quan trọng trong các trào lưu cách tân để thử nghiệm thành công mô hình kinh tế thị trường tăng tốc trong khoảng 50 năm đến 100 năm gần đây của các quốc gia Châu Á có nhiều nét tương đồng với nước ta.

Mặt khác, nhiều tư tưởng trong học thuyết kinh tế và học thuyết tiền tệ của C.Mác còn trải qua một giai đoạn kiểm chứng ngặt nghèo và đã tỏ rõ sức sống nhất định của nó, nhất là trong thời kỳ Chính sách kinh tế mới”của Lênin được ứng dụng ở Liên Xô.

Tất nhiên, trong quá trình hoàn thiện mô hình kinh tế, xác lập con đường đi hợp lý của mình, từ cuộc sống, buộc nhân loại phải chắt lọc, kế thừa những gì là tinh tuý nhất, tác động mạnh mẽ nhất trong kho tàng trí khôn tích luỹ hàng bao thời đại làm giàu thêm hệ thống lý thuyết dẫn đường. ðó là điều hợp lôgic tiến hoá, hợp với phép biện chứng duy vật Mác – Lênin.

Tư tưởng cơ bản trong học thuyết tiền tệ của C.Mác được trình bày cô đọng ở nguồn gốc, bản chất, chức năng và quy luật vận động của tiền tệ. C.Mác quan niệm: “Trình bày nguồn gốc phát sinh của tiền tệ nghĩa là phải khai triển các biểu hiện của giá trị, biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của hàng hoá, từ hình thái ban đầu giản đơn nhất và ít thấy rõ nhất đến hình thái tiền tệ là hình thái mà ai nấy đều thấy” [24].

Từ quan niệm đó, lần theo dấu vất giá trị, C.Mác đã khái quát thành bốn hình thái biểu hiện của chúng. ðó là: Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên; hình thái giá trị mở rộng hay toàn bộ; hình thái giá trị chung; và hình thái tiền tệ [24].

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Tình hình nghiên cứu dịch vụ thanh toán thẻ[/message]

Mác cho rằng: “Tiền tệ là một vật kết tinh, hình thành một cách tự nhiên trong những sự trao đổi, qua đó mà thực tế các sản phẩm khác nhau của lao động được ngang bằng với nhau” [24]. Nói cách khác, tiền tệ là một loại giá trị đặc biệt dùng làm vật ngang giá chung để biểu hiện giá trị của mọi hàng hoá khác. Nó biểu hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau.

Quan niệm này của Mác được hình thành trên cơ sở kế thừa có chọn lọc hạt nhân hợp lý của các lý thuyết về tiền tệ trước đó nhưng không dừng ở sự mô tả mà đã vượt xa hơn, chỉ ra được bản chất của tiền tệ không phụ thuộc vào sự biến đổi hình thái của nó qua các thời đại.

Từ thuở hồng hoang của kinh tế hàng hóa, vai trò của tiền tệ đã từng biểu hiện ở các loại hàng hoá (hóa tệ). ðến cuộc đại phân công lao động xã hội tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp thì vai trò của tiền tệ chuyển dần sang các kim loại, đặc biệt là vàng và bạc. Việc chuyển đổi vai trò tiền tệ từ hàng hoá thông thường sang các thuộc kim quý, đánh dấu một bước tiến trong lịch sử kinh tế hàng hoá nhưng không phải vì thế mà bản chất của tiền tệ thay đổi như quan điểm của nhiều nhà kinh tế thuộc trường phái trọng thương. Chính trên ý nghĩa này, quan niệm về tiền tệ của Mác mang một giá trị lôgic cao hơn nhiều so với các lý thuyết về tiền tệ trước đó.

Trên cơ sở quan niệm về tiền tệ như vậy, Mác trình bày năm chức năng của tiền tệ theo lôgic của mình. ðó là: Chức năng thước đo giá trị; Phương tiện lưu thông; Phương tiện thanh toán; Phương tiện cất trữ; và chức năng tiền thế giới. Như vậy, thanh toán ra đời từ việc thực hiện các chức năng của tiền tệ.

Nghiên cứu chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ cho ta thấy:

– Tiền là phương tiện thực hiện quan hệ trao đổi hàng hoá dịch vụ, khi đó nó vận động độc lập tương đối hoặc tách rời với hàng hoá, đồng thời là vật kết thúc quá trình trao đổi. Lúc này, tiền thực hiện chức năng phương tiên thanh toán.

– Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền không chỉ được sử dụng để trả các khoản nợ về mua chịu hàng hoá, mà chúng còn được sử dụng để thanh toán những khoản nợ vượt ra bên ngoài phạm vi trao đổi hàng hoá như: nộp thuế, trả lương, đóng góp các khoản chi dịch vụ,…

Khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán có thể sử dụng tiền chuyển khoản,có thể sử dụng tiền mặt (tiền có đủ giá hoặc dấu hiệu giá trị). Nền kinh tế thị trường phát triển càng cao hệ thống ngân hàng càng hiện đại , hoàn hảo trong dịch vụ thanh toán cho khách hàng thì doanh số thanh toán không dùng tiền mặt càng chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng doanh số thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống tương ứng. ðiều này rất có lợi cho xã hội vì đã tiết kiệm được tiền mặt và các chi phí liên quan đến lưu thông tiền mặt như chi phí: in tiền, đúc tiền, vận chuyển tiền, bảo quản tiền, v.v…

Chức năng phương tiện thanh toán xuất hiện đã phát sinh quan hệ tín dụng giữa những người mua – bán chịu hàng hóa. Do đó, đã làm cho khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tại một thời điểm nhất định cũng thay đổi bởi quan hệ mua – bán chịu trên. Chính vì vậy mà khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian có sự thay đổi và được diễn đạt như sau: [24]

K = (H – C – D – B) / V (1.1)
Trong đó:
K: là khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông.
H: là tổng giá cả hàng hoá và dịch vụ.
C: là giá cả hàng hoá bán chịu.
D: là giá cả hàng hoá đến hạn thanh toán.
B: là giá cả hàng hoá được thực hiện bằng thanh toán bù trừ.
V: là tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ.
Khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán thì khả năng thanh toán của từng đối tượng trong dây chuyền lưu thông hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu một trong các đối tượng của “dây chuyền” không có khả năng trả được nợ thì lập tức dây chuyền bị phá vỡ và khả năng khủng hoảng cục bộ có thể xảy ra. Thanh toán đồng nghĩa với trả tiền [71].

Như vậy, “Thanh toán là một phương pháp sử dụng tiền tệ làm thước đo để trả các khoản về mua hàng hóa, nộp thuế, trả lương, đóng góp các khoản dịch vụ khác trong hoạt động kinh tế và xã hội”.

Sự ra đời của thanh toán

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?