Nội dung quản lý hoạt động thanh toán

Ảnh hưởng của rác thải công nghiệp đến môi trường tự nhiên

Mục lục

Nội dung quản lý hoạt động thanh toán

Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ qua chức năng quản lý hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các nội dung:

Một là: Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

– Xây dựng luật ngân hàng; luật tổ chức tín dụng trong đó có nội dung về hoạt động và quản lý hoạt động thanh toán để trình quốc hội thông qua và ban hành.

– Xây dựng nội dung sửa đổi, bổ sung luật ngân hàng và luật các TCTD trong đó có nội dung về quản lý hoạt động thanh toán để trình quốc hội thông qua và ban hành.

– Dự thảo những văn bản dưới luật (thuộc quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ) về quản lý hoạt động thanh toán để trình Chính phủ phê duyệt và ban hành.

– Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc quyền hành và chức năng của NHTW như các quyết định về tổ chức và hoạt động nghiệp vụ thanh toán.

– Ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện văn bản dưới luật do Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHTW ban hành về hoạt động thanh toán.

– Ban hành những công văn chỉ đạo về tổ chức và hoạt động thanh toán.

v…v…

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ thanh toán[/message]

Hai là: Hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thanh toán bằng các hình thức:

Tổ chức hội nghị triển khai văn bản về thanh toán.

Tổ chức hội thảo về quản lý hoạt động thanh toán.

Tổ chức tập huấn cán bộ lãnh đạo và nhân viên nghiệp vụ thanh toán.

Tổ chức tập huấn kỹ thuật công nghệ nghiệp vụ mới trong hoạt động thanh toán.

Ba là: Xem xét cấp phép và kiểm tra giám sát thực hiện

– Ngân hàng trung ương xem xét cấp phép hoạt động thanh toán cho từng hệ thống TCTD có phân biệt về phạm vi quyền hạn hoạt động thanh toán như: cấp phép cho TCTD được hoạt động dịch vụ thanh toán; thanh toán ngoại tệ; thanh toán quốc tế… Cấp phép cho các tổ chức không phải là ngân hàng được hoạt động dịch vụ thanh toán (Kho bạc, Bưu điện,…).

– Kiểm tra giám sát.

Kiểm tra giám sát nhằm phát triển thanh toán qua ngân hàng, quan trọng hơn đây là một mục tiêu rất quan trọng của chính sách tiền tệ, đồng thời liên quan, hỗ trợ tích cực cho mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Kiểm soát và điều hoà khối tiền giao dịch – tức là kiểm soát và điều hoà được tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế, làm sao cho tốc độ tăng của tổng phương tiện thanh toán (M1) phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chi phí giá cả của từng thời kỳ.

Nếu tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán lớn hơn nhu cầu, tất yếu sẽ dẫn đến lạm phát tiền tệ, do sự tăng trưởng nhiều hơn của thanh toán, ngược lại nếu tổng phương tiện thanh toán tăng trưởng ít hơn so với nhu cầu, dẫn đến thiếu phương tiện thanh toán, và kết quả của nó là sự giảm giá hàng loạt (giảm phát Deflation) – Điều này thực sự nguy hiểm cho nền kinh tế.

Kiểm tra giám sát còn để tổ chức thanh toán tốt hơn, hiệu quả hơn.

Như vậy kiểm soát và điều hoà khối tiền giao dịch là mục tiêu phải được thực hiện, nếu NHTW muốn giữ vững sự ổn định nói chung. Khối tiền giao dịch (M1) hay tổng phương tiện thanh toán bao gồm tiền mặt (Cash) và tiền gửi Ngân hàng (Deposit). Vì vậy việc kiểm soát và điều hoà khối tiền này, không chỉ thuần tuý là kiểm soát và điều hoà tốc độ tăng trưởng của nó, mà còn bao hàm cả việc
kiểm soát và điều hoà cơ cấu của khối tiền giao dịch, theo hướng giảm tỷ trọng tiền mặt và gia tăng tỷ trọng tiền chuyển khoản (tiền gửi) trong các giao dịch thanh toán.

Điều này chỉ một mình NHTW không thể làm được, mà còn phải có sự tham gia tích cực của hệ thống NHTM, và sự hưởng ứng của các đơn vị và cá nhân trong nền kinh tế – xã hội.

Nếu tỷ trọng tiền mặt giảm trong các giao dịch thì không những tiết kiệm nhiều chi phí liên quan mà còn là biện pháp quan trọng để hạn chế quốc nạn về tàng trữ, lưu hành tiền giả và xảy ra các hiện tượng tiêu cực như tham ô, hối lộ,…

Bốn là: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động thanh toán

Tổ chức hệ thống thanh toán hợp lý đủ mạnh ở tầm vĩ mô và các cơ sở thực thi cung ứng dịch vụ thanh toán.

Tổ chức hệ thống thanh toán phải căn cứ vào cơ cấu nền kinh tế, sự đòi hỏi yêu cầu của hoạt động thanh toán trong nền kinh tế. Trình độ năng lực của nguồn nhân lực làm dịch vụ thanh toán, trình độ công nghệ trang bị kỹ thuật trong thanh toán cuả nền kinh tế và của hệ thống Ngân hàng và tiến trình hội nhập quốc tế…

Từ đó đảm bảo hoạt động thanh toán trôi chảy và phát triển bền vững, bao gồm:

– Bộ máy quản lý tài khoản tiền gửi trong NHTW.

– Bộ máy quản lý thanh toán bù trừ trong NHTW.

– Bộ máy quản lý hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong NHTW.

Có chính sách, cơ chế, đổi mới công nghệ, tổ chức bộ máy phải nâng cao trình độ quản lý đều mới hiện thực trong tổ chức thanh toán nhằm:

Kiểm tra thanh tra và xử lý đối với hoạt động thanh toán vừa có ý nghĩa trong quản lý Nhà nước vừa mang tính chất nội bộ.

Là quản lý Nhà nước vì nhằm để chấn chỉnh những sai trái, phạm pháp, vi phạm quy chế, chế độ đảm bảo sự đúng đắn, minh bạch trong quá trình luân chuyển của mọi nguồn vốn trong nền kinh tế – tạo tác động đến phát triển kinh tế, ổn định tài chính – tiền tệ quốc gia mà trực tiếp là sự ổn định đồng tiền,… Chỉ có trên cơ sở kiểm tra thanh tra mới thúc đẩy và phát triển dịch vụ thanh toán đi đúng hướng có hiệu quả và giữ vững kỷ cương phép nước.

Kiểm tra thanh tra còn là việc giải quyết những nghiệp vụ kinh doanh trong hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi. Chính thanh tra ngân hàng tạo khả năng uốn nắn cho hoạt động thanh toán phát triển, đây là một loại dịch vụ đưa lại thu nhập đáng kể cho mỗi hệ thống ngân hàng.

Tất cả những nội dung quản lý để nâng cao năng lực thanh toán trên đây cuối cùng là đưa lại hiệu quả trong quản lý thanh toán.

Một cơ chế tổ chức thanh toán qua ngân hàng hiệu quả là nền tảng của bất kỳ nền kinh tế nào và sự phát triển của lĩnh vực thanh toán ngân hàng là yếu tố tạo nên tính hiệu quả của việc sử dụng vốn nói chung cho nền kinh tế và qua đó trợ giúp cho tốc độ tăng trưởng. Hiệu quả của hoạt động thanh toán ngân hàng là yêu cầu cần thiết để thu hút các đối tượng tham gia trong nền kinh tế thị trường, nơi mà mọi đối tượng đều có quyền lựa chọn có sử dụng dịch vụ thanh toán hay không, và mối quan tâm lớn nhất đối với họ khi sử dụng là lợi ích mà họ có thể nhận được. Tính hiệu quả của hoạt động thanh toán qua ngân hàng thể hiện ở thời gian thanh toán, độ tin cậy của hoạt động thanh toán và chi phí cho một giao dịch thanh toán.

a) Thời gian thanh toán nhanh: Thời gian thanh toán càng ngắn tốc độ luân chuyển hàng hóa càng nhanh, tuần hoàn vốn nhanh, đây là hiệu quả kinh tế.

Thời gian thanh toán là khoảng thời gian kể từ khi chỉ định thanh toán được đưa ra cho đến khi các chủ thể tham gia thanh toán nhận đủ tiền trên tài khoản. Thời gian thanh toán dài hay ngắn là vấn đề được các chủ thể tham gia thanh toán đặc biệt quan tâm, bởi nó có liên quan chặt chẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến sự tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn, đến khả năng kế hoạch hoá và quản lý quỹ không chỉ của các chủ thể tham gia thanh toán mà còn của các ngân hàng với vai trò là những trung gian thanh toán.

b) Chi phí giao dịch thanh toán rẻ: Giảm chi phí giao dịch thanh toán cũng là yếu tố giảm giá thành sản phẩm, giảm phí lưu thông cho doanh nghiệp.

Chi phí cho một giao dịch thanh toán không phải chỉ đơn giản là chi phí bằng tiền mà người sử dụng dịch vụ thanh toán phải trả cho nhà cung ứng dịch vụ, mà nó còn bao hàm với nghĩa rộng hơn: là sự cân nhắc giữa các chi phí cơ hội mà người thanh toán phải chịu và các tiện ích mà người đó được hưởng khi sử dụng một dịch vụ thanh toán hoặc một phương tiện thanh toán nào đó.

Nếu xét từ khía cạnh chi phí, thì chi phí dịch vụ thanh toán bao gồm toàn bộ các chi phí xã hội có liên quan: Tiền chi phí dịch vụ thanh toán, chi phí về mặt thời gian giao dịch, về những thủ tục giao dịch phải thực hiện,… Nếu sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; Chi phí vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền mặt,… Nếu đó là một giao dịch thanh toán sử dụng tiền mặt trong điều kiện thị trường, các chủ thể tham gia thanh toán đều có quyền cân nhắc giữa chi phí và lợi ích khi tham gia thanh toán để lựa chọn dịch vụ và phương tiện thanh toán có lợi nhất khi sử dụng với chi phí thấp hơn.

Những biểu hiện cụ thể của một cơ chế tổ chức thanh toán hiệu quả là:

Giảm thiểu rủi ro

Trong khi các chủ thể tham gia thanh toán thường quan tâm đến hiệu quả trong hoạt động thanh toán, thì ngược lại các rủi ro trong hoạt động thanh toán là điều khiến ngân hàng trung ương phải lưu ý, bởi chức năng của hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới là đảm bảo sự ổn định tiền tệ và ổn định của hoạt động thị trường tài chính, vấn đề rủi ro trong hoạt động thanh toán có mối liên hệ trực tiếp đến các chức năng này.

Trong các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt, các rủi ro có liên quan chủ yếu là rủi ro hoạt động phát sinh do nhầm lẫn trong khâu giao nhận kiểm đếm và rủi ro về mặt an ninh – Chủ yếu do tiền bị mất cắp hoặc bị cướp giật khi chuyển chở và loại thứ ba cũng khá thông dụng, đó là các rủi ro tiền bị giả.

Đối với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, các rủi ro liên quan thường là các rủi ro về mặt pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro an toàn và rủi ro kinh tế.

Rủi ro về mặt pháp lý xuất phát từ sự không đầy đủ và chặt chẽ của hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động thanh toán. Những người tham gia hoạt động thanh toán luôn cần thiết phải được đảm bảo bằng các quy định pháp lý rằng quyền lợi của họ được tôn trọng và họ phải được biết trước về các điều kiện mà họ phải đương đầu khi có tình huống bất thường xảy ra.

Rủi ro hoạt động thanh toán xuất phát từ những trục trặc hệ thống thanh toán do lỗi kỹ thuật, thông tin hoặc do máy móc bị hỏng hóc, hoặc do lầm lẫn, sai sót về mặt con người khi xử lý thanh quyết toán. Các rủi ro này có thể bao gồm cả các vấn đề của cơ sở hạ tầng như sự kém tin cậy của hệ thống cung cấp điện lực hoặc cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia.

Các rủi ro về tính an toàn bắt buộc từ sự cố tình lừa đảo hoặc vô tình sử dụng sai quy trình vận hành của hệ thống thanh toán. Bởi vậy, các hoạt động thanh toán ngân hàng và các hệ thống thanh toán cần phải được thiết kế theo hướng đảm bảo sự toàn vẹn của các cơ sở dữ liệu được chuyển tải khi xử lý thanh quyết toán.

Rủi ro kinh tế tồn tại dưới nhiều dạng, song có thể chia thành hai loại là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Rủi ro tín dụng thường bắt nguồn từ việc một người tham gia thanh toán không hoàn tất được nghĩa vụ trả nợ của mình, chẳng hạn như bị phá sản trước khi kết thúc quá trình thanh toán.

Rủi ro thanh khoản phát sinh từ việc mất khả năng thanh toán tạm thời của chủ thể tham gia thanh toán. Điều này có thể xảy ra nếu có sự cố kỹ thuật của hệ thống khiến cho người nhận tiền không nhận được khoản tiền mà mình dự tính, hoặc nhân viên tác nghiệp chuyển tiền sai đối tượng, hoặc do trục trặc tạm thời về mặt thanh khoản của người có nghĩa vụ thanh toán.

Các rủi ro có rất nhiều dạng khác nhau. Với một hệ thống thanh toán phát triển, các mối quan hệ ràng buộc giữa các chủ thể tham gia thanh toán trở nên đặc biệt chặt chẽ, và một sự cố về mặt tài chính xảy ra cho một trong các chủ thể tham gia quá trình thanh toán có thể gây ra một sự đổ vỡ mang tính hệ thống. Bởi vậy, để đảm bảo cho sự ổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính, Việc giảm thiểu rủi ro liên quan đến hoạt động thanh toán ngân hàng là điều đặc biệt có ý nghĩa quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng trung ương trên thế giới hiện nay.

Bởi vậy, nếu muốn phát triển các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thì vấn đề mà các ngân hàng cần đặc biệt quan tâm là giảm chi phí giao dịch thanh toán, hoặc cải thiện chất lượng dịch vụ. Việc giảm chi phí giao dịch hoặc tăng chất lượng dịch vụ có thể thực hiện bằng các biện pháp:

– Giảm chi phí dịch vụ thanh toán cùng chất lượng dịch vụ. Đây là điều dễ nhận thấy đối với khách hàng giao dịch, bởi trong nền kinh tế thị trường, giá cả dịch vụ giảm đương nhiên dẫn tới nhu cầu tăng với các điều kiện khác không thay đổi.

– Đơn giản hoá các thủ tục giao dịch. Điều này rất có ý nghĩa để thu hút dân cư tham gia thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, bởi một người dân bình thường không muốn và không thể tham gia thanh toán qua ngân hàng nếu như họ khó có thể hiểu tường tận và hoàn tất các thủ tục giao dịch phức tạp.

– Rút ngắn thời gian giao dịch. Thời gian giao dịch cũng là yếu tố phản ánh chi phí cơ hội đối với người tham gia giao dịch, và đương nhiên chi phí này sẽ càng lớn nếu người ta càng phải chờ đợi lâu tại các quầy giao dịch của ngân hàng.

– Tăng tính thuận tiện của việc nhận và sử dụng các dịch vụ và phương tiện thanh toán. Điều này đồng nghĩa với việc tăng chất lượng dịch vụ với phí dịch vụ không đổi, và nó cũng có ý nghĩa như giảm tiền chi phí của loại dịch vụ đó.

Thông qua cơ chế tác động mang tính thị trường, việc giảm thiểu chi phí sẽ tác động đến nhu cầu thanh toán của cả các tổ chức kinh tế và cá nhân, và bằng cách đó các ngân hàng mới có thể mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình.

Trên cơ sở những nội dung quản lý hoạt động thanh toán trên đây mà tổ chức thanh tra kiểm tra và xử lý đảm bảo kỷ cương hoạt động thanh toán.

Nội dung quản lý hoạt động thanh toán

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Nội dung quản lý hoạt động thanh toán

  1. Pingback: Một số điểm nổi bật của hoạt động thanh toán trong Khối thịnh vượng chung của Úc | nhanluan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?