Khái niệm Tập đoàn kinh tế

Khái niệm Tập đoàn kinh tế

Khái niệm Tập đoàn kinh tế

Tập đoàn kinh tế (TĐKT) là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, được hình thành từ nhu cầu liên kết kinh tế nhằm tích tụ, tập trung, chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự hình thành và phát triển của các Tập đoàn kinh tế phù hợp với xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội. Mặt khác các Tập đoàn kinh tế – một hình thức liên kết kinh tế đã ra đời và góp phần làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Đồng thời trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển nên phải không ngừng tái sản xuất mở rộng, tích tụ, tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh đem lại hoặc từ việc đi vay, liên kết kinh doanh, phát hành cổ phiếu hoặc thông qua việc doanh nghiệp mạnh thôn tính, tiếp nhận sự sáp nhập của các doanh nghiệp yếu và nhỏ hơn, nhờ đó vốn và năng lực sản xuất của doanh nghiệp được nâng lên. Đó là quá trình vận động mang tính khách quan, là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các Tập đoàn kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề về Tập đoàn kinh tế cho đến nay, cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa được nghiên cứu giải quyết một cách trọn vẹn được công luận thừa nhận trong đó có vấn đề khái niệm về Tập đoàn kinh tế. Dưới góc độ khái niệm, hiện có nhiều cách tiếp cận khác nhau về Tập đoàn kinh tế, song cho đến nay chưa đưa ra được một khái niệm có tính chuẩn tắc. Leff- một nhà kinh tế của Mỹ, năm 1978 đưa ra quan niệm: “Tập đoàn kinh tế là một tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên thị trường khác nhau dưới sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung, trong đó các thành viên của chúng ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ tin cậy lẫn nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối cảnh thương mại” [13]. Một số nghiên cứu gần đây của các nhà kinh tế như: Frank, Myer, Kojma, cho rằng Tập đoàn kinh tếT có thể dựa trên các kiểu liên minh khác nhau như: quan hệ ngân hàng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban giám đốc, các liên minh về sở hữu, sự liên minh chia sẻ thông tin…

Tóm lại, dưới góc độ khái niệm có nhiều cách tiếp cận khác nhau về Tập đoàn kinh tế, chắt lọc những hạt nhân hợp lý của các cách tiếp cận trên có thể hiểu: Tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của “công ty con” về tài chính và chiến lược phát triển. (theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương – CIEM).

Như vậy về mô hình tổ chức, Tập đoàn kinh tế là tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động trong một hay nhiều lĩnh vực khác nhau, ở phạm vi một nước hay nhiều nước; trong đó có một doanh nghiệp (công ty mẹ) nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các doanh nghiệp khác (công ty con) về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khái niệm Tập đoàn kinh tế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 thoughts on “Khái niệm Tập đoàn kinh tế

  1. Pingback: Đặc điểm Tập đoàn kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Cấu trúc của Tập đoàn kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Các nghiên cứu trong nước về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế | Blog Chiro – Lê Nguyễn Nhân Lân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?