Nghiên cứu trong nước về cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Các tác giả trong nước đã có một số nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp, hoặc cơ cấu tài chính tại các Tập đoàn kinh tế.
Đầu tiên phải kể đến hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý tài chính nói chung và cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tài chính nói riêng tại các Tập đoàn kinh tế của tác giả Phạm Quang Trung như: “Mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2013);
“Mô hình công ty mẹ – công ty con và tái cơ cấu tài chính các tổng công ty lớn” (Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân – 2007); “Quản lý Tài chính trong các Tập đoàn kinh doanh (tổng công ty) ở Việt Nam” (Tạp chí Kinh tế phát triển – 1997); “Bàn về cấu trúc và kiểm soát tài chính của Tập đoàn kinh tế” (Hội thảo “Tập đoàn kinh tế Lý luận và Thực tiễn” – 2009).
Các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Thủy “Capital Structure, Strategic Competition, and Governance” (2008), trong đó đã đưa ra mô hình để lượng hóa tác động của các nhân tố đến mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (Leverage) của doanh nghiệp [46];
Các bài viết “Một mô hình thực nghiệm nghiên cứu cơ cấu vốn tổng thể của các nước trên thế giới” (tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, Viện Kinh tế Thế giới – 2005); và bài viết: “Các cơ sở lý luận cơ bản để nghiên cứu và lựa chọn cơ cấu vốn doanh nghiệp” (tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Viện Kinh tế học – 2005); bài viết: “Các nhân tố quyết định sự lựa chọn cơ cấu vốn tại một số nước ASEAN” (tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Viện Kinh tế học – 2005).
[message type=”success”]Xem thêm : Nghiên cứu nước ngoài về cấu trúc vốn của doanh nghiệp[/message]Ngoài ra, một số công trình đã đi vào nghiên cứu về cơ cấu vốn của các doanh nghiệp cụ thể, tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ dừng ở mức độ phân tích thực trạng cơ cấu vốn tại các doanh nghiệp cụ thể này, đồng thời đề xuất mang tính định tính để đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp đó như các nghiên cứu của các tác giả Bùi Văn Thi trong các luận văn thạc sỹ (2001) với đề tài “Đổi mới cơ cấu nguồn vốn của Công ty Shell Gas Hải phòng” và Lê Thu Thuỷ (2004) với đề tài “Đổi mới cơ cấu vốn của Công ty xây dựng Lũng lô”.
Bài viết của tác giả Đàm Văn Huệ trên tạp chí Kinh tế phát triển số tháng 10/2006 “Điều kiện để xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho các doanh nghiệp Việt Nam”, đã phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp cũng như các điều kiện xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho các doanh nghiệp Việt Nam [18 – TV].
Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Thanh Tú (Đại học Kinh tế quốc dân) (2006) với đề tài “Hoàn thiện cơ cấu vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay” đã đưa ra mô hình kinh tế lượng để xác định ảnh hưởng của một số nhân tố rất cơ bản và truyền thống của doanh nghiệp là lãi vay, cơ cấu tài sản, tỷ suất sinh lời, chi phí vốn chủ sở hữu, rủi ro ngành, thuế suất tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các giải pháp (i) đổi mới nhận thức của giám đốc doanh nghiệp; (ii) xác định cơ sở thiết lập cơ cấu vốn tối ưu; (iii) đa dạng hoá các kênh huy động nợ dài hạn, tăng huy động vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu; (iv) cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ quản lý [32- TV].
Nghiên cứu trong nước về cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Nghiên cứu nước ngoài về cấu trúc vốn của doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Đặc trưng của cấu trúc vốn - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ