Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Một cách tiếp cận khác để giải thích động cơ thúc đẩy lao động, nó giải thích xem con người được thúc đẩy bằng cách nào là lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom cho rằng, con người sẽ được thúc đẩy trong việc thực hiện những công việc để đạt tới một mục tiêu nếu họ tin vào giá trị của mục tiêu đó, và họ có thể thấy được rằng những công việc họ làm sẽ giúp cho họ đạt được mục tiêu đó…

Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom được phát biểu như sau:

Sức mạnh = Mức ham mê * Niềm hi vọng

Trong đó:

– Sức mạnh là cường độ thúc đẩy con người

– Mức ham mê là cường độ ưu ái của một người giành cho kết quả đạt được.

– Niềm hi vọng là xác suất mà một hành động riêng lẻ sẽ dẫn tới một kết quả mong muốn.

[message type=”warning”]Xem thêm : Thuyết ERG của Alderfer[/message]

Theo học thuyết này, động lực là chức năng của sự kỳ vọng cá nhân, một sự nỗ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định, và thành tích đó có thể sẽ dẫn tới những kết quả hoặc phần thưởng như mong muốn. Cụ thể là, nhu cầu của con người được cảm nhận tạo nên hành vi của người đó, việc tạo lập hành vi được thúc đẩy làm cho một công việc tiến triển tốt nếu như người đó nhận thức được mối quan hệ tích cực giữa sự nỗ lực và thành tích. Hành vi được thúc đẩy tiếp tục tăng nếu có mối tương quan thuận giữa việc thực hiện tốt công việc và kết quả hoặc giải thưởng đặc biệt nếu kết quả hoặc giải thưởng đó được đánh giá cao. Do đó, có ba mối quan hệ nâng cao hành vi được thúc đẩy đó là một mối quan hệ tích cực giữa sự nỗ lực và thành tích, một mối quan hệ tích cực giữa việc thực hiện tốt công việc và phần thưởng và việc đạt được kết quả hoặc phần thưởng là được đánh giá cao.

Ví dụ, một nhà quản lý hiểu rõ thời gian làm việc là điều kiện làm việc còn để thực hiện tốt công việc. Hơn nữa, nhà quản lý cũng hiểu được là việc thực hiện tốt một công việc có thể sẽ là điều kiện để thăng tiến sớm, và đi liền với điều kiện này là sự tăng lương hơn nữa. Khi đó, người quản lý sẽ sẵn sàng làm việc tích cực hơn, củng cố thêm lòng tin vào kiểu hành vi đó. Nhưng nếu tình hình thực hiện công việc được cải thiện, nhà quản lý không được thăng chức hoặc lương tăng ít hơn mức hi vọng thì động cơ thúc đẩy, sự tự nguyện và lòng tin của anh ta sẽ giảm xuống.

Ngoài ra, khi một người thờ ơ với việc đạt tới một mục tiêu nhất định thì mức ham mê coi như bằng không và sẽ có một mức ham mê âm khi con người phản đối việc đạt tới mục tiêu đó. Và khi đó, kết quả của cả hai trường hợp đều là không có động cơ thúc đẩy. Như vậy, sức mạnh dùng để làm một việc nào đó phụ thuộc cả vào mức ham mê và niềm hi vọng. Hơn nữa, một động cơ để thực hiện một hoạt động nào đó có thể được xác định bằng sự mong muốn có được một kết quả nào đó.

Ví dụ, một nhà quản lý có thể sẵn sàng làm việc tích cực để đạt được các mục tiêu về sản xuất của công ty với niềm đam mê được tăng lương hoặc thăng chức. Như vậy, để tạo động cơ lớn nhất, nhà quản trị phải tác động lên cả hai yếu tố thúc đẩy trên sự ham mê và niềm hi vọng. Học thuyết của Victor Vroom đã chỉ cho chứng minh được rằng các cá nhân khác nhau thì có mục tiêu khác nhau và khác với mục tiêu của tổ chức, tuy nhiên các mục tiêu đó có thể kết hợp hài hoà với nhau. Nếu họ nhận thấy rằng họ thực hiện một công việc nào đó vì mục tiêu của tổ chức sẽ đem lại kết qủa cho việc thực hiện mục tiêu của họ thì họ sẽ cố gắng để thực hiện tốt công việc đó. Một người nào đó có tiềm năng trong một lĩnh vực nào đó cũng chưa chắc tạo dựng được một cách nhanh chóng những năng lực cần thiết để thành công trong một vị trí làm việc mới. Cần phải có cả động cơ làm việc mới nữa, nhưng dựa vào cơ sở nào để đánh giá ? Thông qua hoàn cảnh của nhân viên để chúng ta đánh giá động cơ đó là tốt hay xấu. Vì vậy mà chúng ta cần phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và vị trí làm việc của nhân viên để chọn phương pháp tạo động lực cho phù hợp.

Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

  1. Pingback: Học thuyết công bằng của J. Stacy Adams - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?