Thuyết ERG của Alderfer
Nhìn chung lý thuyết ERG của Alderfer này giống như thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow, tuy nhiên có một số khác biệt như sau:
Thứ nhất, số lượng nhu cầu được rút gọn còn ba thay vì năm, đó là:
– Nhu cầu tồn tại (existence need): Ước vọng khỏe mạnh về thân xác và tinh thần.
– Nhu cầu giao tiếp (relatedness need): Ước vọng thỏa mãn trong quan hệ với mọi người.
– Nhu cầu phát triển (growth need): Ước vọng cho tăng trưởng và phát triển cá nhân.
Thứ hai, khác với Maslow, Alderfer cho rằng, có thể có nhiều nhu cầu xuất hiện trong cùng một thời điểm (Maslow cho rằng chỉ có một nhu cầu xuất hiện ở một thời điểm nhất định);
Thứ ba, là yếu tố bù đắp giữa các nhu cầu, một nhu cầu không được đáp ứng có thể được bù đắp bởi nhu cầu khác (Kreitner & Kinicki, 2007).Ví dụ: một nhân viên không được đáp ứng nhu cầu về thu nhập nhưng có thể được bù đắp bởi môi trường làm việc tốt, công việc phù hợp, cơ hội được đào tạo thăng tiến, v.v.) trong khi Maslow thì không thừa nhận điều đó.
Việc mô hình hồi quy tuyến đa biến trong nghiên cứu này được xây dựng trong đó biến phụ thuộc (sự thỏa mãn công việc) và nhiều biến độc lập khác nhau (sự thỏa mãn của các nhu cầu khác nhau) đã chứng tỏ con người cùng lúc có nhiều nhu cầu chứ không phải là một.
Thuyết ERG của Alderfer
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Học thuyết ERG ( Existance, Relatedness, Growth) - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
có thể gửi cho em về phần ý nghĩa của học thuyết này được không ạ! e cảm ơn :))