Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam

ngoại hối

Mục lục

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam

Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng

Theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 (ban hành kèm theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ). “Phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel, trong đó tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (giá cả, lãi suất, tỷ giá) và rủi ro tác nghiệp; phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và mức độ rủi ro tín dụng; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của TCTD”. Vì vậy để hạn chế RRTD, các NHTM cần phải:

– Tuân thủ các quy định về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Kết quả mô hình hồi quy trên cho thấy, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều nên các NHTM cần xác định chính xác về chất lượng tín dụng của Ngân hàng, xác định đúng quy mô và đối tượng khách hàng vay cũng như phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng một cách khách quan và trung thực, không cố tình che đậy nợ xấu của Ngân hàng để thực hiện những chính sách ưu đãi cho khách hàng nhằm đem lại lợi nhuận cao. Các NHTM cần phát triển khách hàng để nâng cao thị phần và giữ vững mức độ cạnh tranh, bên cạnh đó các NHTM cần phải chú trong vào chất lượng tín dụng, tránh chạy theo lợi nhuận mà đẩy mạnh cho vay đối với những khách hàng không có năng lực tài chính lành mạnh.

– Các NHTM cần phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên cơ sở kết hợp với xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định hiện hành. Trên thực tế, vẫn còn nhiều ngân hàng xếp hạng doanh nghiệp thiếu khách quan, không căn cứ vào tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng đã xếp hạng doanh nghiệp ở những mức điểm khá cao, phân loại vào nợ nhóm 1 để tránh ảnh hưởng xấu đến lịch sử hoạt động của doanh nghiệp. Chính những điều này đã làm cho các NHTM tiềm ẩn rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến tính “an toàn” trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó, các NHTM cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, nên chấp nhận giảm lợi nhuận do việc trích lập dự phòng vì đây sẽ là những khoản tiền được sử dụng để xử lý những khoản vay khi bị phát sinh nợ xấu, tránh để Ngân hàng rơi vào khủng hoảng bởi nợ xấu quá nhiều cũng như vượt quá sức chịu đựng thanh khoản

2. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tuân thủ các chuẩn mực Basel: Các NHTM tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin, quy trình quản trị rủi ro đáp ứng yêu cầu quản trị theo Basel. Các NHTM được lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện và khả năng của mình, phù hợp với quy định luật pháp quốc gia và có sự đồng ý của cơ quan giám sát ngân hàng.

Nhận diện các dấu hiệu rủi ro là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, chính việc nhận biết được các tín hiệu cảnh báo một khoản vay có xác suất rủi ro vượt quá tiêu chuẩn cho phép của ngân hàng là một tấm chắn quan trọng và ít tốn kém nhất cho ngân hàng.Vấn đề nhận diện và dự báo các loại rủi ro tín dụng là một trong những khâu cần phải được cải thiện và tiến hành thường xuyên, liên tục.

Trên cơ sở những dự liệu thu thập được, cần tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn, cũng như dựa trên dự báo xu hướng phát triển của từng khu vực ngành nghề, từng đối tượng khách hàng, cũng như dựa trên các mô hình chấm điểm, xếp loại khách hàng để có những cảnh báo sớm, nhận diện được rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Đồng thời phải nhận diện, phân loại được các loại rủi ro tín dụng: rủi ro khách quan hay chủ quan, rủi ro hệ thống hay phi hệ thống, rủi ro từ nội tại ngân hàng hay từ phía khách hàng để kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp.

Ngân hàng cần đưa ra những dấu hiệu mang tính cơ bản nhất để nhận biết một khách hàng hay một khoản vay có dấu hiệu hay có nguy cơ rủi ro cho việc cấp tín dụng của ngân hàng:

Những dấu hiệu nhận biết một khách có nguy cơ rủi ro

Khách hàng vay nhiều NHTM, có dấu hiệu vay đảo nợ, khách hàng luôn che dấu các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, khách hàng mới tham gia vào ngành, chưa có kinh nghiệm quản lý, không có chiến lược kinh doanh lâu dài và rõ ràng, địa điểm sản xuất kinh doanh không ổn định, thường xuyên thay đổi, ngành nghể kinh doanh không ổn định,

Những dầu hiệu nhận biết một khoản vay có rủi ro

Không trả lãi và gốc đúng hạn, có xảy ra cơ cấu lại thời hạn trả nợ, vốn tự có tham gia vào dự án thấp, việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không chứng minh được các tài liệu về việc sử dụng vốn vay, từ chối hay trì hoản các yêu cầu của ngân hàng.

Những yếu tố bên ngoài là nguyên nhân dẫn đến rủi tín dụng của ngân hàng

Các quy định pháp luật thay đổi làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của khách hàng vay vốn, những biến cố thiên tai, hạn hán, tình hình chính trị trên thế giới biến động lớn (chiến tranh, tranh chấp thương mại, …)

Đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng

Đánh giá mức độ tổn thất và đo lường rủi ro là một trong những yêu cầu quan trọng. Đa số các NHTM chỉ đánh giá rủi ro khi tổn thất đã xảy ra. Nhưng điều này khi nợ xấu xảy ra là quá muộn và phải tốn nhiều chi phí. Nhưng khi rủi ro đã xảy ra, ngân hàng chỉ tiến hành các bước và các thủ tục để xử lý rủi ro theo nhiều cách, mà không đưa ra những phương pháp cụ thể để đo lường khả năng thu hồi rủi ro sau khi vỡ nợ của khách hàng, không đo lường rủi ro theo từng lĩnh vực đầu tư cũng như toàn bộ danh mục đầu tư. Từ đó đã chưa xác định hạn mức đầu tư cho từng danh mục.

Vì vậy, cần phải thực hiện nghiêm túc việc đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng đối với tất cả các khách hàng, đối với tất cả các khoản tín dụng, bên cạnh đó là việc đo lường xác suất vỡ nợ, đo lường khả năng thu hồi đối với tất cả các khoản vay trên cơ sở các kết quả có được từ các mô hình chấm điểm, xếp loại khách hàng cũng như mô hình quản lý danh mục đầu tư, các mô hình xác suất vỡ nợ.

3. Kiểm soát quy trình tín dụng và nâng cao công tác thẩm định tín dụng

Các ngân hàng cần có giải pháp nhằm đẩy mạnh việc kiểm soát quy trình tín dụng để giảm thiểu rủi ro cho chính mình. Việc sàng lọc kỹ khách hàng từ trước khi cấp tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu phát sinh là vấn đề quan trọng mà các ngân hàng cần phải tập trung trước tiên. Do đó, một số giải pháp mà các NHTM có thể áp dụng như:

Hoàn thiện quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay chặt chẽ và thận trọng hơn. Chính sách tín dụng đưa ra phải phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể. Không cấp tín dụng mới đối với những khách hàng có nợ nần chồng chất hoặc không có tài sản bảo đảm.

Thiết lập hạn mức tín dụng tương ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được đối với từng khách hàng đối với từng lĩnh vực, địa lý, ngành nghề. Thiết lập quy trình soát xét chất lượng tín dụng cho phép dự báo sớm những thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của các bên đối tác dựa trên các yếu tố định tính và định lượng.

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng. Ứng dụng mô hình nhằm xếp hạng tín dụng khách hàng. Đưa điều kiện xếp hạng tín dụng với các sản phẩm của các tổ chức xếp hạng và của NHTM vào điều kiện bắt buộc đối với các khoản cho vay, đầu tư của tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và đưa ra các quy định chế tài trong công tác tín dụng nhằm xử phạt các trường hợp cố ý sai phạm trong việc cấp tín dụng.

Thực hiện công tác đánh giá danh mục tín dụng định kỳ nhằm có sự điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Hơn nữa, công tác thu thập thông tin khách hàng trước và sau khi cấp tín dụng và theo dõi việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích cũng cần được chú trọng.

Phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, khu vực kinh tế có rủi ro cao như bất động sản. Khuyến khích hoạt động cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4. Giám sát, kiểm tra và khắc phục hậu quả rủi ro tín dụng

Một công tác hết sức quan trọng không thể thiếu trong quy trình quản trị rủi ro là giám sát, kiểm tra và khắc phục hậu quả rủi ro.

Một khi rủi ro tín dụng đã xảy ra, tất nhiên ngân hàng phải chịu tốn thất. Tuy nhiên, mức độ tổn thất này còn phụ thuộc rất lớn vào việc giám sát, kiểm tra các khoản tín dụng rủi ro, phải thường xuyên kiểm tra để có những biện pháp kịp thời xử lý. Rất nhiều khoản vay rủi ro đã không thể thu hồi đến mức tối đa, hoặc thu hồi đầy đủ do tâm lý và trách nhiệm trong việc giám sát của những cán bộ trực tiếp cho vay, chính điều này đã làm tăng tâm lý chây ỳ, gây tâm lý ỷ lại cho khách hàng.

Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là nâng cao vai trò của bộ phận kiểm tra, kiểm soát cũng như cần có sự tách biệt giữa các bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận cho vay và bộ phận thu hồi nợ, bộ phận quản lý RRTD nhằm tạo cơ chế kiểm tra giám sát trong việc phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro khi phát sinh, qua đó tạo ra cơ chế tích cực, kiên quyết trong việc xử lý và thu hồi các khoản tín rủi ro đến mức tối đa. Đặt biệt, cần phải phát huy vai trò to lớn của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong việc tăng cường hiệu quả thu hồi nợ xấu, cũng như vai trò và trách nhiệm của bộ phận thu hồi nợ phải được quy định rõ ràng.

Bên cạnh việc hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai thì việc xử lý nợ xấu hiện tại là vấn đề trọng tâm của các NHTM. Do đó, nhằm nâng cao công tác quản xử lý nợ xấu, việc tái cấu trúc lại danh mục tín dụng hiện tại, tham gia cơ cấu và bán các khoản nợ xấu cho VAMC. Việc đẩy mạnh cơ cấu lại tổ chức, sắp xếp và định hướng lại dòng vốn, thống nhất đầu mối để quản lý, điều hành hiệu quả hơn thông qua hoạt động sáp nhập, hợp nhất cũng cần được xem xét.

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?