Chiến lược cải cách hệ thống thuế

Quản lý nhà nước là gì? Khái niệm quản lý nhà nước

Chiến lược cải cách hệ thống thuế

Ngay sau Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 được công bố, nhiều định hướng chiến lược của các ngành, các lĩnh vực phát triển trong nền kinh tế cũng được hoàn thiện và phê duyệt, trong đó có Chiến lược tài chính và Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020. Trong Chiến lược chung của ngành tài chính, định hướng và giải pháp tổng quát đối với cải cách hệ thống chính sách thuế được xác định là:

“Hoàn thiện hệ thống chính sách thu đi đôi với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước. Đến năm 2020 xây dựng một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế và có khả năng huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Mở rộng cơ sở thuế, áp dụng mức thuế suất hợp lý, đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế; tạo động lực khuyến khích sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, đồng thời bảo hộ có chọn lọc theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đơn giản hóa hệ thống chính sách ưu đãi thuế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, chống thất thoát, gian lận thuế”[41].

Định hướng chung về cải cách thuế trong Chiến lược tài chính 2011 – 2020 đã được cụ thể hóa rõ hơn trong mục tiêu tổng quát về cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020 là :

“Xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư công nghệ cao, vào vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân  dân,  đảm  bảo  nhu  cầu  chi  tiêu  cần  thiết  hợp  lý  của  ngân  sách  nhà nước”[41].

Quan điểm chung về cải cách toàn bộ hệ thống thuế đến năm 2020 là:

(i) Thuế và phí phải là công cụ của Nhà nước góp phần quản lý, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế.

(ii) Chính sách thuế và phí phải đảm bảo bao quát được các nguồn thu phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế; số thu từ thuế và phí phải là nguồn lực tài chính chủ yếu để phục vụ sự nghiệp phát triển nền kinh tế nhanh, bền vững; phục vụ nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo nhiệm vụ an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Trong giai đoạn tới phải xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu quả, hiệu lực, liêm chính và vững mạnh đủ năng lực để thực hiện và quản lý tốt các mục tiêu và nội dung cải cách hệ thống thuế.

Đối với mục tiêu của cải cách, hệ thống thuế cần đạt được một số mục tiêu cụ thể sau:

(i) Hệ thống chính sách thuế phải được xây dựng, hoàn thiện bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh và cơ cấu lại theo hướng tăng nguồn thu nội địa.

(ii) Cải cách thuế theo hướng giảm dần tỷ lệ động viên, vừa đảm bảo động viên hợp lý vào NSNN, vừa phát huy cao độ các nguồn nội lực, thúc đẩy phát triển nhanh sức sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và khả năng tích tụ của doanh nghiệp. Thuế và phí phải đảm bảo nhu cầu chi tiêu của NSNN và dành một phần cho tích luỹ. Tỷ lệ động viên thuế và phí giai đoạn 2011 – 2015 “khoảng 22% -23%/ GDP, tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm từ

16 – 18%”. Giai đoạn 2016 – 2020, “tỷ lệ động viên thuế, phí và lệ phí trên GDP ở mức hợp lý theo hướng giảm mức động viên về thuế trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ để khuyến khích cạnh tranh, tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh”

(iii) Về quản lý thuế. Từng bước đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý của cơ quan thuế được công khai tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện các nghĩa vụ về thuế. Không ngừng nâng cao hiệu quả, đảm

bảo quản lý chặt đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế; nâng cao mức độ tuân thủ thuế, đảm bảo công bằng và bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ quản lý thuế phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý[41].

Chiến lược cải cách hệ thống thuế

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?