Định hướng, mục tiêu, nội dung tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam đến năm 2025

Khái niệm chính sách tiền tệ

Định hướng, mục tiêu, nội dung tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam đến năm 2025

Với những diễn biến của kinh tế thế giới và trong nước giai đoạn 2001 – 2010, những đánh giá, nhận định về thuận lợi và khó khăn của các năm trong giai đoạn sau khủng hoảng, định hướng chiến lược và các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 và kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, trong đó những vấn đề như mô hình kinh tế, cơ cấu kinh tế để phát triển bền vững được coi là những nội dung trọng tâm.

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế”[12].

Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trọng tâm này cũng được thể hiện rõ ở quan điểm của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020:

Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức…”[12].

Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011- 2020 và căn cứ vào những diễn biến về kinh tế các năm sau khủng hoảng đến nay, tại Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 –2020.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là: “nhằm thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”[43].

Trong đó, mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế được cụ thể là: “hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; phát triển các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các ngành công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp để trở thành các ngành kinh tế chủ lực”[43].

Như vậy, tái cơ cấu đã thực sự trở thành một trong các nhiệm vụ trọng tâm của chương trình phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2020. Nội dung tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đến 2020 bao gồm:

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân. Mặt khác phải coi trọng vai trò của nông nghiệp trong việc ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực và cải thiện đời sống nhân dân.

Hai là, tái cấu trúc các ngành sản xuất và dịch vụ, trọng tâm là phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn.

Đổi mới tư duy kinh tế, thực hiện tái cơ cấu theo tư duy phát triển hiện đại thích ứng với giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế”thế hệ mới”. Đề án tái cơ cấu cần xây dựng với tư duy mới. Thực hành công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình, chống tham nhũng.

– Tái cơ cấu DNNN như là khâu trung tâm của tái cơ cấu. Tiến hành thoái vốn của DNNN, ưu tiên tham gia của doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài, chống can thiệp phi kinh tế vào hoạt động doanh nghiệp. Từ đó giảm nhanh tỷ trọng của DNNN trong các tập đoàn và toàn bộ khu vực DNNN xuống dưới 15% GDP (bằng khoảng 1/2 hiện nay).

Tái cơ cấu đầu tư liên quan đến rà soát quy hoạch ngành, vùng, lĩnh vực với tầm nhìn trung, dài hạn, tăng cường sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Lập quy hoạch đầu tư công, nối kết với quy hoạch FDI và tư nhân, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa. Tái đầu tư công gắn với đổi mới toàn bộ khu vực tài chính công[42].

Định hướng, mục tiêu, nội dung tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam đến năm 2025

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Định hướng, mục tiêu, nội dung tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam đến năm 2025

  1. Pingback: Định hướng hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?