Các tiêu thức đánh giá sự phát triển bền vững của khu công nghiệp

đầu tư giáo dục

Mục lục

Các tiêu thức đánh giá sự phát triển bền vững của khu công nghiệp

1. Vị trí địa lý của khu công nghiệp

Vị trí địa lý của KCN là tiền đề giúp cho các doanh nghiệp (nhà đầu tư hạ tầng và các doanh nghiệp thứ cấp) đạt được hiệu quả kinh tế theo vị trí. Mức độ thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như gần các trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy), nhà ga, sân bay, bến cảng; sự hấp dẫn về thị trường các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nguồn nhân lực) và thị trường tiêu thụ sản phẩm, hệ thống các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh,..Các yếu tố này có ảnh hưởng quan trọng, mang tính quyết định đến sự lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp (cả nhà đầu tư hạ tầng và doanh nghiệp thứ cấp) khi đầu tư vào các KCN.

2. Chất lượng quy hoạch khu công nghiệp

Đây là tiêu thức nhằm đảm bảo tính chất bền vững ngay từ giai đoạn đầu của quá trình quy hoạch, phát triển KCN. Tiêu thức này thể hiện ở tính hợp lý, đồng bộ, khoa học, thực tiễn và hiệu quả trong quy hoạch các yếu tố chủ đạo của KCN như xác định tính chất của KCN. Việc xác định đúng tính chất của KCN sẽ quyết định nhiều công đoạn đầu tư về sau cũng như ảnh hưởng tới hoạt động thu hút đầu tư của KCN đối với nhà đầu tư thứ cấp. Tính chất của KCN thường được gắn với tên của chúng như: KCN dệt may (KCN Phố Nối B – Hưng Yên), KCN điện tử (KCN Yên Phong 1 – Bắc Ninh), KCN hóa chất… Bên cạnh đó, trong quy hoạch có đề cập chi tiết, cụ thể các hạng mục chức năng hay không như: khu dịch vụ, trung tâm xử lý nước thải, chất thải rắn, hệ thống dịch vụ căn bản như hệ thống điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, các dịch vụ hỗ trợ khác… Những chi tiết này là yếu tố quan trọng để đạt mục tiêu kinh tế, bảo vệ và cải thiện môi trường, và thu hút lao động vào làm việc. Trong thực tế, các KCN đạt các tiêu thức chất lượng quy hoạch từ đầu sẽ có điều kiện phát triển nhanh và bền vững h  n các KCN yếu kém công tác này.

3. Diện tích đất và tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp

Diện tích đất của các KCN cũng là một trong các nhân tố quan trọng, nó thể hiện quy mô KCN và năng lực đầu tư của chủ đầu tư. Diện tích mặt bằng công nghiệp cũng là nhân tố quyết định đến số dự án được thu hút, số lao động vào làm việc và lượng cầu các yếu tố nguyên nhiên vật liệu, dịch vụ được sử dụng. Đối với chủ đầu tư, quy mô KCN cũng trực tiếp quyết định các chỉ tiêu kinh doanh như doanh thu và lợi nhuận của nhà đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, nhân tố này bị giới hạn bởi năng lực tài chính của chủ đầu tư, diện tích đất tự nhiên, quy hoạch kinh tế – xã hội của địa phư  ng.

Tỷ lệ lấp đầy trong KCN được phản ánh thông qua mức độ sử dụng đất KCN, đo bằng tỉ lệ diện tích KCN đã cho các doanh nghiệp thứ cấp thuê so với tổng diện tích KCN. Tỷ lệ lấp đầy là chỉ tiêu phản ánh mức độ hấp dẫn và khả năng thu hút của các chủ đầu tư hạ tầng cũng như các cấp chính quyền địa phương sở tại.

Quy mô của KCN được xem xét trên các căn cứ cụ thể như: mục tiêu phát triển kinh tế của địa phư  ng và các điều kiện để hình thành KCN như: vị trí địa lý, yêu cầu phát triển ngành công nghiệp của địa phư  ng, điều kiện thựcc tế của hệ thống hạ tầng giao thông, năng lực cung cấp các yếu tố đầu vào tại địa phư  ng và các vùng lân cận (lao động, nguyên vật liệu, các dịch vụ). Ngoài ra, độ lớn của một KCN còn tùy thuộc vào quỹ đất có thể sử dụng tại các địa phư  ng cũng như địa hình, địa chất, thủy văn…

4. Tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện

Khi đánh giá mức độ phát triển của một KCN, một số chỉ tiêu tài chính đầu tiên được xem xét đó chính là số vốn đăng ký và số vốn thực hiện của công ty hạ tầng và các doanh nghiệp thứ cấp. Bên cạnh đó, số vốn bình quân của một dự án đầu tư và vốn bình quân trên một ha mặt bằng công nghiệp cũng được quan tâm một cách thận trọng. Về phía chủ đầu tư, số vốn bình quân đầu tư cho một ha mặt bằng công nghiệp cũng là chỉ tiêu được quan tâm. Các chỉ tiêu tài chính này thể hiện chất lượng của một KCN. Một KCN có số vốn đăng ký và vốn thực hiện lớn chứng tỏ hoạt động tốt, thu hút được nhiều doanh nghiệp có năng lực tài chính dồi dào, quá trình hoạt động đã hấp dẫn được các doanh nghiệp vào đầu tư bởi các c chế và chính sách tích cực. Ngược lại, nếu vốn đăng ký và thực hiện thấp, điều đó nói lên KCN không hiệu quả, các doanh nghiệp thứ cấp gặp nhiều khó khăn hoặc các c   chế chính sách không đủ hấp dẫn họ.

Các chỉ tiêu tài chính này tùy thuộc vào (1) Năng lực tài chính của các doanh nghiệp thứ cấp và s   cấp, (2) Diễn biến và tác động của môi trường kinh doanh, (3) C   chế, chính sách của nhà đầu tư hạ tầng và chính quyền địa phư  ng sở tại… Những KCN có chất lượng cao sẽ là tiền đề vững chắc cho quá trình phát triển và vư  n tới sự bền vững trong dài hạn. Việc đảm bảo tài chính cho các nhà đầu tư tại các KCN, một mặt do chiến lược đầu tư và năng lực của họ, mặt khác cần có sự hỗ trợ từ phía chính quyền các địa phư  ng thông qua việc sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ tài chính của Nhà nước.

2.2.4.5. Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN

Các chỉ tiêu cụ thể: tổng doanh thu; tổng giá trị gia tăng; tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng doanh thu; kim ngạch xuất khẩu và tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả địa phư  ng; thu nhập bình quân tính trên 1 đ  n vị lao động, trên 1 ha mặt bằng công nghiệp và chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN không những phản ánh hiệu quả của KCN mà còn là chỉ tiêu ảnh hưởng quyết định đến các chỉ tiêu khác trong phát triển bền vững:

– Doanh thu các hoạt động kinh doanh thể hiện kết quả, quy mô tăng trưởng của các doanh nghiệp. Doanh thu là chỉ tiêu c   bản, quyết định chi phối các chỉ tiêu khác như: giá trị gia tăng, lợi nhuận và liên quan đến nhiều chỉ tiêu phân tích tài chính khác của các doanh nghiệp.

– Tỷ lệ giá trị gia tăng trong doanh thu các hoạt động của các doanh nghiệp thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này càng lớn đồng nghĩa với việc hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.

– Giá trị xuất khẩu của KCN so với tổng kim ngạch của địa phư  ng thể hiện năng lực sản xuất của KCN và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa của KCN đối với thị trường khu vực và thế giới.

– Thu nhập bình quân trên một lao động, trên một ha mặt bằng công nghiệp phản ánh năng suất, chất lượng của các doanh nghiệp, mức độ đầu tư của KCN. Thu nhập cao nghĩa là KCN thu hút được các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề đang có ưu thế xã hội, có năng suất, chất lượng cao, đảm bảo tính bền vững lâu dài. Ngược lại thu nhập tính trên lao động và trên diện tích đất công nghiệp thấp cho thấy dó là KCN lạc hậu, không hấp dẫn, khó phát triển bền vững.

– Về chỉ tiêu lợi nhuận của cả hai nhóm chủ thể: nhà đầu tư s   cấp và thứ cấp, là mục đích tồn tại, là động lực và điều kiện phát triển của các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp hoạt động thu được lợi nhuận, chỉ tiêu này tăng trưởng, mục tiêu của các doanh nghiệp được thực hiện và có điều kiện tái mở rộng sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu. Ngược lại, khi mục tiêu không thực hiện được, các doanh nghiệp cũng không thể mở rộng, tái đầu tư.

Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thứ cấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: ngành nghề, năng lực quản trị, chiến lược kinh doanh, diễn biến của môi trường kinh tế và năng lực tài chính của các doanh nghiệp. Năng lực tài chính đủ mạnh cũng là vấn đề đáng quan tâm, cần được nhìn nhận ở hai khía cạnh: (1) Năng lực tài chính và quản trị tài chính của bản thân các doanh nghiệp, (2) Những hỗ trợ từ bên ngoài về mặt tài chính. Điều này thường được thể hiện bằng chính sách và công cụ tài chính từ phía thị trường.

6. Trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ trong các doanh nghip trong KCN

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp phản ánh trình độ phát triển của KCN. Mức độ phát triển của các công nghệ ứng dụng trong KCN được đánh giá qua các mức cụ thể: lạc hậu, trung bình, hiện đại. Khi xem xét và đánh giá về trình độ công nghệ thường sử dụng một số chỉ tiêu như: Xuất xứ của công nghệ, năm sản xuất, sự đồng bộ của các tài liệu hướng dẫn, thư  ng hiệu nhà sản xuất, tính thích hợp của công nghệ đối với nền kinh tế, thị trường và năng lực của doanh nghiệp sử dụng.

Nếu công nghệ được sử dụng ở mức tiên tiến, hiện đại thì thời gian sử dụng có thể dài, sức cạnh tranh lớn, hiệu quả cao, ít tổn hại đến môi trường tự nhiên, nghĩa là có thể đạt mục tiêu phát triển bền vững. Ngược lại, đối với các KCN sử dụng công nghệ lạc hậu, thời gian sử dụng không dài, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh kém, gây tổn hại đến môi trường, chi phí kinh doanh cao, hiệu quả sản xuất thấp, không thể đạt mục tiêu phát triển bền vững. Khi đánh giá công nghệ tại các KCN, tính thích hợp của công nghệ sản xuất và quản lý được coi là một trong những nội dung quan trọng. Mức độ thích hợp về công nghệ sản xuất và quản lý của các doanh nghiệp công nghiệp thường được xem xét ở hai góc độ: 1) Thích hợp với môi trường nói chung (nhận thức, thị trường, nhu cầu, chính sách, luật pháp của Nhà nước (cụ thể là chính sách thu hút đầu tư vào các KCN), c   sở hạ tầng kinh tế, điều kiện môi trường tự nhiên; 2) Thích hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp như: trình độ chuyên môn của chuyên gia và người lao động, c   sở hạ tầng nhà xưởng, năng lực đầu tư tài chính cho thiết bị công nghệ và R&D sản phẩm mới, tính chất đồng bộ trong quản lý và sản xuất.

7. Trình độ chuyên môn hoá và liên kết kinh tế

Mức độ chuyên môn hóa trong các KCN phản ánh qua tính chất của KCN, mức độ chuyên môn hóa cao sẽ thuận tiện và hiệu quả trong cung ứng, vận chuyển và cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, mức độ chuyên môn hóa cao cũng có thể tạo thành sự liên kết theo chuỗi giữa các doanh nghiệp trong một KCN gọi là chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp tham gia sản xuất trong chuỗi cung ứng thường được gọi là các doanh nghiệp vệ tinh. Một doanh nghiệp vệ tinh có thể chỉ sản xuất một hoặc một số chi tiết sản phẩm nhất định để cung ứng cho một doanh nghiệp lớn trong KCN để hoàn thiện một sản phẩm hoàn chỉnh để đưa ra thị trường hoặc xuất khẩu.

Về mức độ liên kết kinh tế: thể hiện bằng tỉ lệ số doanh nghiệp có liên kết kinh tế với nhau trong KCN và tỉ lệ số doanh nghiệp có liên kết với bên ngoài trong tổng số doanh nghiệp KCN.

+ Thông thường mỗi KCN có một hoặc vài doanh nghiệp lớn đóng vai trò trung tâm. Quá trình hoạt động của những doanh nghiệp này cần đến nhiều doanh nghiệp nhỏ h  n hoạt động sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất của họ. Ví dụ, Công ty SAMSUNG ở KCN Yên Phong (Bắc Ninh), trong quá trình sản xuất cần đến hàng chục công ty vệ tinh liên kết cung ứng cho quá trình hoàn thiện sản phẩm. Công ty CANON ở KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) để hoạt động bình thường như hiện nay thì công ty này cần 12 công ty vệ tinh liên kết ngay trong KCN cung ứng linh kiện sản xuất để lắp ráp sản phẩm hoàn thiện. Mô hình liên kết này tư  ng đối hiệu quả và bền vững. Vì vậy, trong chiến lược thu hút đầu tư vào các KCN, các địa phư  ng sau khi đánh giá, rút kinh nghiệm, tham khảo các mô hình thành công để xây dựng chiến lược thu hút đầu tư cho địa phư  ng mình.

+ Trong nhiều trường hợp, do các địa phư  ng kêu gọi đầu tư không có kinh nghiệm và chiến lược, không thể hình thành chuỗi liên kết cung KCN, buộc phải phát sinh liên kết giữa các KCN và giữa các địa phư  ng với nhau. Mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài KCN càng cao thì khả năng đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững càng lớn.

Xuất phát từ tính chất chuyên môn hóa và liên kết kinh tế của các KCN, nhiều địa phư  ng đã rút kinh nghiệm và hình thành chiến lược trong thu hút đầu tư vào các KCN. Theo đó, các địa phư  ng chỉ cần nghiên cứu, săn tìm và mời chào một doanh nghiệp công nghiệp lớn đầu tư vào KCN, sau đó sẽ có hàng loạt các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sẽ đầu tư theo sau mà không cần phải xúc tiến mời chào.

8. Đảm bảo sự bền vững môi trường tự nhiên và sinh thái

Đây là tiêu chí c   bản, mang tính bắt buộc đối với phát triển các KCN trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tính không bền vững c   bản thể hiện ở mức độ tác động (không tích cực) của quá trình phát triển các KCN đến môi trường tự nhiên. Các KCN được xây dựng đúng quy hoạch, đúng thiết kế, đúng quy định, các doanh nghiệp (s   cấp và thứ cấp) đều tuân thủ đúng các quy định về môi trường trong sản xuất kinh doanh sẽ làm cho KCN đảm bảo tính bền vững. Đối với doanh nghiệp s   cấp, tuân thủ việc lựa chọn vị trí đầu tư KCN hợp lý, xây dựng đầy đủ các hạng mục xử lý nước thải, chất thải, đảm bảo tỷ lệ diện tích cây xanh, hồ điều hòa,… Các doanh nghiệp thứ cấp thực hiện đúng cam kết về công nghệ sản xuất, xử lý nước thải, chất thải, theo đúng các quy định. Ngoài ra, khói bụi, tiếng ồn cũng cần được tính toán trong xây dựng, phát triển các KCN. Về góc độ tài chính, các chủ thể nên nghiên cứu kỹ các phư  ng án huy động vốn, đầu tư và thu hồi đối với các công trình hạng mục, đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường tự nhiên và hệ sinh thái.

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Khái niệm khu công nghiệp[/message]

9. Đảm bảo sự phát triển cân bằng mặt xã hội

Sự bền vững về mặt xã hội cũng được coi là chỉ tiêu quan trọng cần đảm bảo khi quyết định đầu tư KCN. Chỉ tiêu này được đảm bảo khi các KCN được xây dựng có tính toán đến các vấn đề liên quan về mặt xã hội như: mức độ tập trung của dân cư, c   cấu giới tính, tỷ lệ người dân có việc làm, khả năng tạo việc làm và mức độ bần cùng hóa người nông dân khi nhường đất cho xây dựng các KCN. Góc độ tài chính cần được xem xét ở phía Nhà nước và doanh nghiệp, cụ thể đó là các chi phí có liên quan đến các chư  ng trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ, nhà ở cho công nhân, các dịch vụ đáp ứng nhu cầu tinh thần cho người lao động, hỗ trợ thất nghiệp tạo nghề mới. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp thứ cấp, việc tuân thủ các quy định pháp lý về tuyển dụng và sử dụng người lao động tại chỗ cũng là một trong các nhân tố tạo thành sự bền vững về mặt xã hội của các KCN. Các chính sách cụ thể như tiền lư  ng, bảo hiểm xã hội, các đãi ngộ tài chính khác…, cần được quan tâm và thực hiện đầy đủ. Khi quyền lợi của người lao động được thực hiện và bảo đảm thì mức độ bền vững trong hoạt động của các nhà đầu tư cũng sẽ được đảm bảo theo và ngược lại.

10. Khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư thứ cấp

Tiêu chí này phản ánh mức độ hấp dẫn nội bộ của KCN đối với các nhà đầu tư và được thể hiện cụ thể bằng các chỉ tiêu: mức độ bảo đảm của hệ thống c   sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đáp ứng yêu cầu hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Khi đầu tư xây dựng các KCN, hầu hết các KCN đều đáp ứng c   bản nhu cầu của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật là chỉ tiêu bắt buộc, nhưng chỉ tiêu này không thể hiện sự ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các nhà đầu tư. Trong khi đó, hệ thống các dịch vụ lại rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Mức độ đáp ứng kém tại các KCN chính là hệ thống hạ tầng dịch vụ không đủ đảm bảo đáp ứng cho các doanh nghiệp.

Khi một KCN đạt được c   bản những chỉ tiêu phát triển bền vững, đó là thời điểm KCN đạt hiệu quả trên mọi phư  ng diện: đối với chủ đầu tư KCN, các doanh nghiệp thứ cấp và địa phư  ng có KCN. Mức độ lan tỏa của KCN sẽ thể hiện rõ nhất khi chúng đạt được các chỉ tiêu phát triển bền vững. Để một KCN đạt được các chỉ tiêu phát triển bền vững, ngoài những chính sách phát triển kinh tế chung ở mỗi địa phư  ng, cần có thêm hàng loạt các giải pháp thuộc về từng chủ thể như: Chính quyền địa phư  ng, nhà đầu tư s   cấp, doanh nghiệp thứ cấp và các c   quan liên quan. Hệ thống các giải pháp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của các KCN bao gồm nhiều nhóm khác nhau như: nhóm kinh tế, kỹ thuật, môi trường, tài chính… Trong đó, mỗi nhóm giải pháp có vai trò khác nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của KCN. Trong khuôn khổ của luận án, nghiên cứu sinh chỉ tập trung nghiên cứu và giới thiệu nhóm giải pháp về tài chính để thúc đẩy phát triển bền vững các KCN.

Các tiêu thức đánh giá sự phát triển bền vững của khu công nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?