Phát triển bền vững các khu công nghiệp

Phát triển sản phẩm bancassurance

Phát triển bền vững các khu công nghiệp

Nếu cứ phát triển các KCN như hiện nay sẽ khó đảm bảo được các mục tiêu trong dài hạn, nghĩa là khó đảm bảo tính bền vững. Từ thực tế đó, phát triển bền vững các khu công nghiệp được đề cập khá nhiều trong các tài liệu, hội nghị, nghị quyết. Tuy vậy, dưới góc độ học thuật, nên hiểu về phát triển bền vững các khu công nghiệp như thế nào vẫn còn là vấn đề tranh luận.

Phát triển bền vững các KCN được đặt ra trong khuôn khổ quan niệm về phát triển bền vững một quốc gia có chú ý đến những yếu tố đặc thù của các KCN. Theo đó, có thể hiểu phát triển bên vững KCN như sau: “Phát triển bền vững các KCN là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả ngày càng cao của bản thân KCN, bên cạnh đó phát triển hài hòa với các mặt xã hội và bảo vệ i trường”.

Như vậy, phát triển bền vững các KCN phải được xem xét trên hai góc độ: tính bền vững, hiệu quả của KCN và tính tác động lan tỏa .

Thứ nhất, bảo đảm duy trì tính bền vững và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của bản thân KCN.

– Bảo đảm sự phát triển ổn định các chỉ số hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của KCN như: quy mô và tốc độ gia tăng giá trị sản lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu, năng suất lao động, trình độ công nghệ sản xuất được ứng dụng, thu nhập bình quân và các đóng góp với quốc gia và địa phư  ng như các khoản thuế, phí các loại. Bên cạnh đó, sự đóng góp an sinh xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp cũng được coi là một phần của sự phát triển bền vững.

– Duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN. Khả năng cạnh tranh nói lên tính chất vượt trội trong quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác có cùng tiêu chí so sánh. Đối  thủ cạnh tranh của các KCN vùng thuộc các tỉnh trong khu vực hoặc trên cả nước. Năng lực cạnh tranh của KCN thể hiện ở sự vượt trội trong các tiêu chí c   bản: môi trường pháp lý và hành chính của địa phư  ng sở tại; c   sở hạ tầng công nghiệp, chi phí sản xuất, trình độ công nghệ sản xuất, khả năng chiếm lĩnh thị trường; bảo đảm nguồn nhân lực cả về số và chất lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp.

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Khái niệm khu công nghiệp[/message]

Thứ hai, phát triển bền vững các KCN phải tạo ra được những tác động mang tính lan toả tích cực của KCN đến các hoạt động kinh tế – xã hội của các ngành, địa phư  ng, khu vực có KCN hoạt động.

Tác động lan tỏa của KCN cần đảm bảo việc không gây tác hại hoặc mất đi tính bền vững đối với sự phát triển của các ngành khác, lãnh thổ bên ngoài ranh giới của KCN. Điều này thể hiện trên các khía cạnh cụ thể:

– Hoạt động của KCN trên địa bàn địa phư  ng tạo ra sự chuyển dịch tích cực trong c   cấu ngành kinh tế địa phư  ng theo xu hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và tập trung cho xuất khẩu.

– Hoạt động của KCN có tác động tích cực trong việc phát triển c   sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội cho khu vực có KCN. Để phát triển ngành công nghiệp mà cốt lõi là các KCN, cần phải đảm bảo hệ thống hạ tầng ở mức độ nhất định. Ngoài ra, hạ tầng dịch vụ cần phải được thúc đẩy để hỗ trợ công nghiệp phát triển. Tóm lại, phát triển công nghiệp sẽ kéo theo phát triển hạ tầng dịch vụ cùng với các yếu tố hạ tầng xã hội.

– Hoạt động của KCN có tác động tích cực trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phư  ng thông qua việc giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Người lao động làm việc trong nông nghiệp vốn thu nhập thấp, khi chuyển sang ngành công nghiệp sẽ có thu nhập cao h  n. Lao động làm việc trong công nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều bởi tính mùa vụ và thời tiết như trong nông nghiệp. Do vậy, người lao động không bị tác động nhiều bởi các tệ nạn xã hội do thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định gây ra.

– Sự phát triển các khu công nghiệp phải đảm bảo hạn chế ô nhiễm và cải thiện môi trường sinh thái. Tiêu chuẩn về môi trường là một trong các chỉ tiêu bắt buộc đối với các KCN. Vấn đề ảnh hưởng của môi trường trong các KCN cần được xem xét ở phạm vi rộng, bên cạnh chất thải rắn, nước thải công nghiệp còn bao gồm cả khói, bụi công nghiệp và tiếng ồn do quá trình sản xuất gây ra. Thực tế này đặt ra yêu cầu trong thiết kế quy hoạch các KCN và vùng công nghiệp luôn phải đảm bảo yêu cầu là không có dân cư, không gần khu vực dân cư nhằm tránh những tác động bất lợi trực tiếp từ môi trường đến đời sống người dân.

Phát triển bền vững các khu công nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?