Lý thuyết về Tổ Chức Không Gian Tuyến Phố Đi Bộ: Góc Nhìn Chuyên Gia
Giới thiệu
Bài viết này đi sâu vào lý thuyết tổ chức không gian tuyến phố đi bộ, một yếu tố quan trọng trong quy hoạch đô thị hiện đại. Dựa trên các nghiên cứu chuyên sâu, chúng ta sẽ khám phá các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự thành công của một tuyến phố đi bộ, từ cơ sở lý thuyết đến ứng dụng thực tiễn.
1. Tổng Quan Về Tổ Chức Không Gian Tuyến Phố Đi Bộ
1.1. Tổ Chức Không Gian Kiến Trúc Cảnh Quan Tuyến Phố Đi Bộ Trên Thế Giới
Vào những năm 50 của thế kỷ XX, tại Châu Âu tập trung phát triển kinh tế sau chiến tranh để hồi phục các đô thị, làm gia tăng một lượng lớn xe cơ giới. Dẫn đến ách tắc giao thông, các trung tâm thành phố đối mặt với điều kiện giao thông không tốt, chất lượng môi trường giảm, việc giao hàng thường bị trì hoãn và nhiều tai nạn cho người đi bộ. Để khắc phục tình trạng này, các nước Châu Âu đã có chính sách hạn chế giao thông cơ giới, xây dựng các tuyến đường dành cho người đi bộ. Tuyến phố đi bộ đầu tiên được xây dựng là Torg ở Stockholm và Lijnbaan ở Rotterdam. Cả hai dự án này đều dựa trên ý tưởng tách chức năng đi bộ trong đô thị ra khỏi giao thông cơ giới. Điều này đã hình thành nên những tuyến phố dành cho người đi bộ trong khu vực lõi trung tâm.
Như vậy, với mục tiêu giảm số lượng xe hơi, cải thiện điều kiện môi trường và tăng cường sức khỏe cho người dân đô thị, tuyến phố đi bộ hình thành và chú trọng vào hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị hoàn thiện giúp người đi bộ di chuyển an toàn. Bên cạnh đó, việc tăng cường các hoạt động, trải nghiệm của người đi bộ trên tuyến phố cũng được quan tâm và mở rộng. Những mục tiêu trên giúp việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hấp dẫn hơn.
Xu hướng phát triển tuyến phố đi bộ tiếp tục lan rộng tại một số nước Châu Âu và tại Mỹ. Vẫn được hình thành tại khu vực trung tâm, song tại Mỹ là các “Trung tâm mua sắm dành cho người đi bộ” với chuỗi cửa hàng thương mại có không gian lớn, kiến trúc hấp dẫn tại nhằm thu hút người dân so với các đại lý nhỏ lẻ vùng ngoại ô.
Những điều kiện đã thay đổi trong các xã hội đô thị được diễn đạt rõ nhất bằng những thay đổi gần đây trong các mô hình cuộc sống đường phố. Các trung tâm của thành phố có phương tiện giao thông chủ yếu là ô tô trên khắp thế giới đã chuyển thành những hệ thống đường đi bộ. Cuộc sống trong không gian công cộng đã được nâng cao một cách rõ ràng, tràn ngập sức hấp dẫn và các hoạt động thương mại mở rộng.
Ban đầu từ một tuyến phố đi bộ, sau dần hình thành các tuyến phố đi bộ kết nối tạo thành mạng lưới đi bộ trong khu vực trung tâm, giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, tăng cường sức khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền vững. Hình thức này được thấy nhiều ở các khu thành cô của các thành phố Châu Âu như thành phố Copenhagen, Đan Mạch; thành phố Stockholm, Thụy Điển; thành phố München, Đức.
Những con phố nhỏ, ngõ hẻm trong trung tâm thành phố là những tuyến phố đi bộ tuyệt vời, bởi nó đóng vai trò kết nối trung tâm và mở rộng mạng lưới cho người đi bộ, đặc biệt luôn an toàn và rất thuận lợi. Không gian nhỏ tạo sự thân thiện, gần gũi và luôn sôi động tạo sự hấp dẫn cho tuyến phố, gia tăng cơ hội nghề nghiệp và hoạt động dịch vụ thương mại mở rộng. Hỗ trợ phát triển bền vững, giữ gìn di sản hình ảnh đường phố trong trung tâm.
Như vậy, nhận thấy trong quá trình phát triển, tuyến phố đi bộ luôn được hình thành trong khu vực trung tâm đô thị (bán kính từ 500 – 1000m), có hoạt động thương mại dịch vụ sầm uất hoặc khu vực có nhiều công trình di tích lịch sử. Từ đó, tổ chức hệ thống giao thông thuận lợi, tạo điều kiện cho người đi bộ dễ dàng kết nối và tiếp cận. Hoặc biến đổi những tuyến đường giao thông cũ trong khu vực phố cổ, và tạo thành mạng lưới các tuyến phố đi bộ.
Quy mô tuyến phố đi bộ, thường có chiều dài từ 400m cho đến dưới 2km. Tùy điều kiện hiện trạng từng khu vực như chiều dài tuyến phố hoặc các công trình di sản kiến trúc có giá trị, các tuyến phố đi bộ sẽ có độ dài ngắn khác nhau. Các tuyến phố đi bộ thiết kế thường quan tâm đến trải nghiệm không gian của người đi bộ nhằm giảm cảm giác mệt mỏi và tăng sức hấp dẫn của tuyến phố. Người đi bộ luôn có xu hướng lựa chọn đường thẳng và đường tắt, vì thế cự li đi bộ là tác động qua lại giữa chiều dài và chất lượng đường phố.
Tuyến phố đi bộ với các không gian đa dạng, các điểm dừng chân, các quảng trường nhỏ thường tạo ra hiệu quả tâm lí, làm cho cự li đi bộ có vẻ ngắn hơn. Chiều dài tuyến phố đi bộ được chia nhỏ một cách tự nhiên thành những phân đoạn sẽ hướng con người tập trung vào sự chuyển động từ phân đoạn này đến phân đoạn kia thay vì tập trung vào việc xem đường đi bộ thực tế dài bao nhiêu.
Hệ thống giao thông công cộng đồng bộ và hoàn chỉnh nên thuận tiện và an toàn để người đi bộ. Xây dựng hệ thống giao thông công cộng theo dạng tiếp cận từng phần sẽ giúp hạn chế phạm vi hoạt động của nhóm phương tiện cá nhân, thay vào đó là khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng, cải thiện môi trường sống trong lành, tạo lập không gian đi bộ an toàn.
Hệ thống cây xanh đồng bộ theo chủng loại, kết hợp bồn hoa di động giúp tạo cảnh quan và tăng tính thẩm mỹ cho tuyến phố đi bộ. Những điểm dừng nghỉ được bố trí trên tuyến phố đi bộ cố định hoặc tạm thời giúp kéo dài hoạt động đi bộ của mọi người. Hệ thống mặt nước được thiết kế khéo léo, đan xen kết hợp cùng yếu tố nghệ thuật để tăng tính hấp dẫn và độc đáo cho tuyến phố đi bộ.
Công trình kiến trúc luôn có mặt tiền sống động với các khoảng không gian đóng mở linh hoạt trên mặt đứng tạo ra mối liên kết hoạt động giữa bên trong công trình và bên ngoài đã tạo thêm sự thú vị, sức sống và tính thiết yếu của tuyến phố đi bộ. Sử dụng đất hỗn hợp tạo nên tuyến phố đi bộ đa chức năng gồm các nhà hàng, quán cà phê, trung tâm mua sắm… đã thúc đẩy một lượng lớn các chỗ ngồi công cộng và quán cà phê ngoài trời. Điều này đã tạo nên một tuyến phố đi bộ luôn sôi động và an toàn.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị đồng bộ, bố trí có ý đồ và tích hợp công nghệ thông minh hiện đại trong hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý. Luôn được quan tâm thiết kế đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ cao với màu sắc hấp dẫn, vật liệu đa dạng.
Tại các thành phố Châu Á, hình thành muộn hơn, song vẫn được khai thác ở khu vực trung tâm, có nhiều công trình kiến trúc di sản và hoạt động thương mại sầm uất. Coi trọng các yếu tố văn hóa lịch sử xã hội truyền thống, gắn kết chặt chẽ với cảnh quan xung quanh. Điều kiện khí hậu nhiệt đới ảnh hưởng lớn đến tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ nơi đây.
Để khắc phục vấn đề này, một số thành phố đã thiết kế ngầm các tuyến phố đi bộ, vừa tăng trải nghiệm và thu hút mọi người trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Như tại Singapore, tuyến phố đi bộ được phát triển đa dạng với các tầng lớp từ trên cao, mặt đất hoặc đi ngầm, kết nối liền mạch tạo thành mạng lưới đi bộ thuận tiện, kết hợp với các làn đường xe đạp, hệ thống giao thông công công đồng bộ đã thúc đẩy các hoạt động đi bộ trong thành phố.
Các hoạt động thương mại dịch vụ luôn sôi động, đa chức năng giống các tuyến phố đi bộ Insadong, Hàn Quốc và Vương Phủ Tỉnh, Trung Quốc. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố đi bộ cũng được quan tâm tới cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị.
1.2. Lý thuyết về tổ chức không gian tuyến phố đi bộ
1.2.1. Lý thuyết kiến trúc cảnh quan
Mọi người đến tuyến phố đi bộ để tìm kiếm sự cảm nhận về một khung cảnh đẹp, một địa điểm hấp dẫn và có thể thỏa mãn các hoạt động trải nghiệm. Vì thế cần bố trí kiến trúc cảnh quan phù hợp để đạt hiệu quả cao trong việc khai thác sử dụng tuyến phố đi bộ.
Tạo hình không gian
- Bình diện nền:
- Nền là thành phần cơ bản của không gian, sự thay đổi bình diện nền (lồi, lõm) tạo nên cảm giác về không gian, chức năng khác nhau.
- Các yếu tố hình khối được bố trí trên mặt nền góp phần quan trọng để phân định không gian như bậc thang, tường, bể nước… tạo nên chuỗi không gian liên tục.
- Bình diện đứng: các mặt đứng công trình kiến trúc hai bên tuyến phố đi bộ.
- Bình diện trần: khoảng trời phía trên các tuyến phố đi bộ.
Xác định kích thước không gian
Một module đơn vị của không gian là 21-24m, kích thước không gian từ 1-5 đơn vị, 10 đơn vị là phạm vi tối đa để các thành phần trong không gian có thể hòa hợp tổng thể.
Ngoài kích thước thực, trong một số trường hợp có thể tăng giảm cảm giác về nồng độ sâu của không gian bằng cách sử dụng thuật phối cảnh tuyến và thuật phối cảnh không trung.
Cơ sở của việc bố cục cảnh quan
Giá trị thẩm mỹ của cảnh quan phụ thuộc vào giác quan của con người, chủ yếu là thị giác. Song hiệu quả còn phụ thuộc vào điều kiện nhìn, bao gồm: điểm nhìn, góc nhìn.
Bố cục tạo hình cảnh quan
Các thành phần của kiến trúc cảnh quan bao gồm yếu tố thiên nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con người, động vật và không trung) và yếu tố nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tác phẩm nghệ thuật).
1.2.2. Lý thuyết về hoạt động đi bộ
Để con người có cảm giác thoải mái, thuận tiện và an toàn trong hoạt động đi bộ thì việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phải đảm bảo khoảng không gian đi bộ phù hợp. Việc cung cấp hạ tầng chất lượng cao cho phương thức giao thông hiệu quả về mặt không gian, tính kinh tế, tính thẩm mỹ và đảm bảo công năng sẽ giúp đường phố phục vụ nhiều người hơn trên cùng một không gian đường phố.
Mỗi đối tượng đều cần một khoảng không gian tối thiểu để vận hành thoải mái, đảm bảo di chuyển an toàn. Hoạt động đi bộ cho thấy chiếm ít không gian nhất, tốc độ di chuyển của người đi bộ góp phần giảm thiểu những tổn thương do các phương tiện cơ giới gây ra, bởi vì tốc độ di chuyển càng cao sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ bị thương hoặc tử vong khi xảy ra va chạm. Với cùng thời gian di chuyển (10 phút), người đi bộ có cơ hội tiếp cận với nhiều địa điểm hấp dẫn hơn so với người sử dụng phương tiện cơ giới như xe máy, ô tô… Do đó, lựa chọn vị trí tuyến phố đi bộ tại nơi nhiều công trình di sản kiến trúc có giá trị, hoặc đối với những tuyến phố đi bộ được đầu tư xây mới cần quy hoạch các hạng mục hạ tầng theo khoảng cách 5 phút, 10 phút và 15 phút di chuyển, kết hợp các điểm dừng đỗ giao thông công cộng sẽ tăng sức hấp dẫn của tuyến phố đi bộ.
Theo nhiều tài liệu khảo sát, Jan Gehl cũng đưa ra cự li đi bộ có thể chấp nhận được cho đa số người trong điều kiện sinh hoạt hàng ngày thường là 400 – 500m. Đối với trẻ em, người già và người tàn tật, cự li đi bộ có thể ngắn hơn.
Trên cơ sở dữ liệu trên và kết quả điều tra xã hội học, tác giả thấy khoảng cách hợp lý cho người đi bộ là 500m, đây là khoảng cách tối ưu để mọi đối tượng có thể đi bộ. Trong trường hợp tuyến phố đi bộ có chiều dài lớn hơn, cần có sự phân đoạn để đảm bảo nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ, người già và người khuyết tật dễ dàng tiếp cận. Vì thế, khoảng cách giữa các điểm dừng chân không nên vượt quá 200m.
1.2.3. Lý thuyết về bảo tồn di sản trong tổ chức KGKTCQ tuyến phố đi bộ
Do tuyến phố đi bộ phần lớn được hình thành trong khu vực nội đô lịch sử, nơi chứa đựng quỹ di sản vật thể và phi vật thể phong phú. Vì thế việc bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị không chỉ phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý báu, tạo lập bản sắc, mà còn giúp hồi sinh các di sản kiến trúc và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Từ đó, sử dụng tái đầu tư và tái phát triển các tuyến phố đi bộ hiệu quả, bền vững.
Bảo tồn đặc tính môi trường cảnh quan đô thị
Bảo tồn và phát huy đặc tính môi trường cảnh quan đô thị là quá trình phức tạp trong bối cảnh phát triển đô thị hoặc khu nội đô lịch sử cần có biện pháp tổng hợp giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản của môi trường không gian kiến trúc trên cơ sở phát triển theo hướng di sản văn hóa bền vững và quy hoạch phát triển chung của thành phố.
Bảo tồn và sử dụng thích ứng di sản
Mục tiêu cơ bản khi tiến hành bất cứ công việc nào với di sản là kéo dài sự tồn tại của chúng, thường thì nhiệm vụ này trực tiếp dẫn tới việc bảo tồn, được thừa nhận là một trong những dạng công việc cơ bản cần được tiến hành với các di tích và di sản. Mục đích chính là kéo dài tuổi thọ của di sản, cần gắn kết chúng một cách tích cực vào cuộc sống của xã hội đương đại, mục tiêu này có thể đạt được bằng hai cách sau:
- Nhấn mạnh các giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử bằng cách phục chế, khôi phục, cải tạo, trùng tu.
- Đưa vào chức năng sử dụng mới phù hợp và thích ứng.
Bảo tồn đặc trưng văn hóa phi vật thể
Những quan niệm về môi trường ở, và thậm chí môi trường sống đô thị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự lý giải cấu trúc không gian đô thị. Yếu tố phi vật thể có thể nhìn nhận như bản sắc cần thiết trong thế giới có sự va chạm văn hóa, hay xu hướng hội nhập.
2. Cơ Sở Pháp Lý Về Tổ Chức Không Gian Kiến Trúc Cảnh Quan Tuyến Phố Đi Bộ
- Luật Quy hoạch đô thị năm 2009
- Luật Thủ đô (2024)
- Quyết định số 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
- Thông tư 06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị
- Quyết định 1495/QĐ-UBND ngày 18/03/2014 của UBND thành phố Hà Nội
- Quyết định số 6398/QĐ-UBND ngày 24/10/2013 của UBND thành phố Hà Nội
- Các chủ trương, định hướng và chính sách liên quan
- Định hướng phát triển kinh tế đêm
3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Không Gian Kiến Trúc Cảnh Quan Tuyến Phố Đi Bộ
3.1. Điều Kiện Tự NhiÊN
Điều kiện khí hậu của thành phố Hà Nội được xem là vùng đất hội tụ nhiều điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển thành Trung tâm Văn hóa – Kinh tế – Chính trị của cả nước. Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Khu vực nội thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu nên khó khăn trong việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ vào mùa mưa.
Hà Nội mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nóng ẩm và mưa nhiều, gió thịnh hành hướng Đông Nam, thường có giông bão. Bên cạnh đó, nền nhiệt độ cao còn ảnh hưởng tới sự phát triển và sinh trưởng của cây xanh, sự tồn tại của sinh vật và đặc biệt tác động rất lớn đến các hoạt động của con người trên tuyến phố đi bộ.
3.1.1. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố Mưa, Nắng và Nhiệt độ
Hoạt động đi bộ chủ yếu diễn ra ở môi trường bên ngoài, đi bộ ở phố đi bộ không hoàn toàn là hoạt động bắt buộc, người ta đi khi cảm thấy vui thích, vì thế yếu tố thời tiết nắng nóng và mưa ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đi bộ của con người, đặc biệt là theo nhiệt độ và lượng bức xạ mặt trời.
Để tránh nắng nóng gay gắt, người Hà Nội thường lựa chọn hoạt động dưới bóng mát của cây xanh và các công trình. Có thể thấy khu vực nào có bóng râm trong phố đi bộ sẽ thu hút được mọi hoạt động của con người từ vui chơi, giải trí, đến dịch vụ kinh doanh thương mại
3.2. Các Yếu Tố Văn Hóa, Lịch Sử
Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, thành phố Hà Nội ẩn chứa di sản đô thị có kiến trúc độc đáo, những phố nghề thủ công truyền thống luôn gắn với vận mệnh Thủ đô, chịu nhiều biến động và thăng trầm. Đây còn là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể, mang đặc trưng riêng của văn hóa Thăng Long và xứ Đoài.
Từ những năm 1990 trở đi, người Pháp muốn biến Hà Nội thành một dạng “Thủ đô Đông Dương” nên đã tiến hành công cuộc xây dựng mới với những đặc điểm kiến trúc và quy hoạch khác với các giai đoạn trước. Sự khác biệt được thể hiện qua việc mở rộng ranh giới thành phố, xây dựng hệ thống kỹ thuật đô thị, các công trình giao thông, công trình kiến trúc với quy mô lớn và phong cách kiến trúc Châu Âu đa dạng hơn.
3.3. Các Yếu Tố Kinh Tế
Tại thành phố Hà Nội, các nội dung phát triển tuyến phố đi bộ đã được đề cập từ rất lâu trong các văn bản quyết định. Để khai thác tiềm năng vốn có, chính quyền thành phố đã triển khai các tuyến phố đi bộ giúp nâng cao hiệu suất cơ sở vật chất, gia tăng hoạt động kinh tế, phát huy giá trị văn hóa, thu hút khách du lịch, thúc đẩy tăng trưởng thông qua tập trung phát triển các hoạt động du lịch, ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí đồng bộ.
4. Kết Quả Điều Tra Xã Hội Học
Để có cơ sở đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong các tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử, tác giả đã tiến hành khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp, sử dụng Phiếu khảo sát lấy ý kiến của các đối tượng đi bộ trên tuyến phố nhằm đánh giá toàn tiện công tác tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và mong muốn nguyện vọng của người đi bộ.
Kết luận
Tổ chức không gian tuyến phố đi bộ là một lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa bảo tồn và phát triển. Hy vọng rằng, với những phân tích sâu sắc về cơ sở lý thuyết, pháp lý, và các yếu tố ảnh hưởng, bài viết này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sinh và giảng viên đại học trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.
![Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS](https://luanvanaz.com/wp-content/uploads/2022/09/luigi-pozzoli-Db8xEYwtdWw-unsplash.jpg)
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT