Khái niệm giải pháp tài chính phát triển bền vững Khu công nghiệp

Chính sách tỷ giá

Khái niệm giải pháp tài chính phát triển bền vững Khu công nghiệp

Theo thuật ngữ thông thường, nói đến giải pháp nghĩa là đề cập đến cách thức giải quyết một vấn đề nào đó phát sinh trong thực tế. Cách thức được các chủ thể lựa chọn để giải quyết vấn đề phải đảm bảo sự thống nhất, phải phản ánh được mục tiêu, quan điểm của lãnh đạo các đơn vị. Ở góc độ khác, giải pháp là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể phải dựa trên c   sở khoa học là các định hướng của tổ chức và sử dụng các công cụ nhất định để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Từ đó, có thể đưa ra trình tự giải quyết một vấn đề bao gồm: (1) Xác định vấn đề cần giải quyết – (2) xác định mục tiêu – (3) Xác định quan điểm của lãnh đạo – (4) hoạch định chính sách và công cụ thực hiện – (5) Lựa chọn giải pháp để thực hiện mục tiêu.

Chính sách là những quan điểm, đường lối chỉ đạo tổng quát để làm quyết định, nó thiết lập những giới hạn, kể cả những điều có thể làm hoặc không thể làm của những quyết định [28, tr.206].

Nói đến chính sách thường thấy liên quan đến những vấn đề hết sức quan trọng như: chính sách đãi ngộ trí thức, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, chính sách tài chính, chính sách thu hút đầu tư vào KCN, chính sách về an toàn vệ sinh thực phẩm,… trong khi một số chính sách khác chỉ liên quan đến những vấn đề thứ yếu như: y phục của nhân viên, chính sách nhân sự của đ  n vị… Như vậy, chính sách thường đi cùng và gắn với những vấn đề lớn, những

lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Về mảng tài chính, khi các chủ thể muốn sử dụng các công cụ tài chính để tác động vào nền kinh tế hoặc đạt mục tiêu của các tổ chức, khi đó xuất hiện khái niệm chính sách tài chính. Chủ thể sử dụng các công cụ tài chính có thể là Nhà nước hoặc các doanh nghiệp.

Đối với mỗi tổ chức hoặc địa phư  ng, việc hoạch định chính sách phải xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và điều kiện thực tế. Các nội dung đề cập trong chính sách phải được thực thi bằng các giải pháp thích hợp, mức độ thích hợp đối với từng lĩnh vực và từng thời điểm cụ thể. Từ đó có thể nói, giải pháp là quá trình cụ thể hóa các chính sách thông qua việc sử dụng các công cụ nhất định. Như vậy, giải pháp không phải là chính sách nhưng không thể tách rời chính sách. Một hệ thống chính sách tốt nhưng các giải pháp không thích hợp hoặc không ăn nhập với chính sách thì các giải pháp đó vô hiệu. Ngược lại, một hệ thống các giải pháp tối ưu, phù hợp chính sách, đúng với thực tiễn sẽ đạt được hiệu quả mong muốn. Qua quá trình thực thi, có thể còn giúp cho các chủ thể đánh giá được những bất cập của chính sách đã ban hành, trên c   sở đó điều chỉnh và thay đổi chính sách trong giai đoạn tiếp theo.

Từ những phân tích này có thể khái quát, chính sách tài chính là hệ thống các chính sách thể hiện quan điểm và định hướng của các chủ thể (Nhà nước hoặc doanh nghiệp) về việc sử dụng các phạm trù tài chính; là sự can thiệp của các chủ thể đối với mọi hoạt động của nền kinh tế thông qua các công cụ tài chính nhất định.

Như vậy, chủ thể hoạch định và áp dụng các chính sách tài chính là Nhà nước (là chủ yếu) và các doanh nghiệp. Trong đó, Nhà nước can thiệp vào các hoạt động của nền kinh tế, còn các doanh nghiệp sử dụng các chính sách tài chính để thực hiện các mục tiêu vi mô trong phạm vi hoạt động của mình. Quá trình cụ thể hóa các chính sách tài chính, các chủ thể cần đến các giải pháp, đó là các giải pháp tài chính. Từ đó, có thể nhìn nhận: Giải pháp tài chính là tổng thể các cách thức sử dụng các công cụ tài chính nhằm đưa chính sách tài chính vào thực tiễn của các hoạt động kinh tế.

Các giải pháp tài chính được hoạch định để triển khai nhằm vào một mục tiêu cụ thể nào đó, chẳng hạn: giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, giải pháp tài chính hỗ trợ nông dân, giải pháp tài chính thúc đẩy xuất khẩu, giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, giải pháp tài chính phát triển bền vững các KCN…

Trên thực tế, để thực hiện một mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, có thể phải sử dụng nhiều các chính sách và giải pháp khác nhau, tạo thành một hệ thống đồng bộ về kinh tế – kỹ thuật, công nghệ. Đối với việc phát triển và cao h  n là phát triển bền vững các KCN, các chủ thể cũng cần hoạch định và triển khai nhiều các giải pháp khác nhau. Trong hệ thống các giải pháp được sử dụng, các giải pháp tài chính được các chủ thể quan tâm nhiều nhất, xuất phát từ mức độ tác động và hiệu quả của chúng đối với sự phát triển của các KCN.

Từ những phân tích và nhận định trên, kết hợp với các nội dung đã phân tích về phát triển bền vững KCN, có thể đưa ra quan điểm về giải pháp tài chính phát triển bền vững các KCN như sau:

Gii pháp tài chính phát triển bền vững KCN là quá trình cụ thể hóa các chính sách tài chính của Nhà nước và của doanh nghiệp bao hàm toàn bộ các cách thức, biện pháp sử dụng các công cụ tài chính bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả ngày càng cao của bản thân KCN; bên cạnh đó phát triển hài hòa với các mặt xã hội và bảo vệ môi trường”.

Theo đó, giải pháp tài chính phát triển bền vững các KCN có thể được chia thành hai nhóm gắn với hai chủ thể khác nhau: Nhà nước và các doanh nghiệp.

+ Nhóm giải pháp tài chính của Nhà nước: bao gồm những can thiệp của nhà nước thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính để can thiệp và tác động vào quá trình phát triển của các KCN. Các công cụ tài chính của Nhà nước như Thuế, chi ngân sách NN, các loại phí và lãi suất tín dụng. Các công cụ này được sử dụng như hệ thống các đòn bẩy tài chính để thu hút các nhà đầu tư công nghiệp. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì vai trò và tác dụng của các đòn bảy tài chính cũng khác nhau. Do đó, Nhà nước (chính quyền các địa phư  ng) nên sử dụng một cách linh hoạt các công cụ đòn bẩy này.

+ Nhóm giải pháp tài chính của các doanh nghiệp s   cấp và thứ cấp: nhóm này gồm các chính sách tài chính của bản thân các doanh nghiệp, được sử dụng nhằm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua đó đạt được mục tiêu phát triển bền vững KCN. Trong đó, nhóm giải pháp tài chính của các doanh nghiệp hạ tầng có phần rộng h  n các doanh nghiệp thứ cấp. Ngoài các giải pháp tài chính áp dụng cho bản thân như: lựa chọn nguồn vốn ưu đãi, phư  ng án sử dụng vốn hợp lý, quản lý vốn và tài sản, phân phối kết quả kinh doanh các doanh nghiệp này còn phải sử dụng các công cụ tài chính của mình để hấp dẫn các doanh nghiệp thứ cấp. Đó là việc các doanh nghiệp hạ tầng chủ động nghiên cứu, tính toán xây dựng phư  ng án giá cho thuê mặt bằng công nghiệp và các loại phí phát sinh như phí môi trường, phí bảo trì một cách hợp lý, đảm bảo lợi ích đầu tư, nhưng phải tính đến các quy định của chính quyền các địa phư  ng và mức độ cạnh tranh trên thị trường cho thuê mặt bằng công nghiệp.

Khái niệm giải pháp tài chính phát triển bền vững Khu công nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?