Khái niệm khu công nghiệp

phát triển bền vững công nghiệp

Khái niệm khu công nghiệp

Về bản chất, các khu công nghiệp (KCN) là những vùng lãnh thổ mà công nghiệp tập trung ở mức cao. Chúng là sản phẩm của sự tập trung hóa theo lãnh thổ của công nghiệp [27, tr.13]. Sự hình thành và phát triển của các KCN tùy thuộc c bản vào nhu cầu và năng lực phát triển công nghiệp của quốc gia cũng như của từng địa phư ng. Quy mô cũng như c cấu của mỗi KCN cụ thể phụ thuộc nhiều yếu tố, kể cả các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính bản thân sự phát triển của ngành công nghiệp.

Các KCN được hình thành theo những cách thức khác nhau. Ở các nước công nghiệp phát triển, các KCN phần lớn đã được hình thành một cách tự phát. Chúng là những vùng lãnh thổ có mật độ công nghiệp tập trung cao, thường ra đời trên c sở các lợi thế của từng vùng và được mở rộng dần tùy thuộc vào bản thân những lợi thế này cũng như sự cạnh tranh giữa các vùng, và vào nhu cầu về mặt bằng của các doanh nghiệp. Trong lịch sử, các KCN loại này thường không có ranh giới địa lý rõ ràng, thường bắt đầu từ một vùng “lõi” mà được mở rộng dần nhờ có các doanh nghiệp mới được đầu tư xây dựng ở địa bàn lân cận. Sự phát triển này dẫn tới sự ra đời của các “vùng công nghiệp” trên c sở có sự hình thành, mở rộng và phát triển của nhiều KCN được hình thành ở những địa bàn lân cận.

Ở Việt Nam, việc xây dựng và phát triển các KCN theo nghĩa hiện nay đã chính thức được đặt ra và triển khai từ khoảng 25 năm nay [16]. Đây là một chủ trư ng đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Theo đó, các KCN (và các khu chế xuất) là những địa điểm được xây dựng với các điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có thể đầu tư xây dựng các c sở sản xuất công nghiệp một cách thuận lợi. Nó bắt nguồn từ nhu cầu khắc phục tình trạng mất cân đối và khó khăn trong việc đảm bảo các điều kiện về c sở vật chất – kỹ thuật phục vụ sản xuất.

Về mặt lý luận, hiện có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm và việc xây dựng các KCN, do có khác biệt về mục tiêu và điều kiện nghiên cứu.

Theo các chuyên gia của tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) trong chư ng trình hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Luật KCN cho Việt Nam, “KCN là khu vực có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, chịu sự quản lý riêng, tập trung tất cả các doanh nghiệp hoạt động SXCN theo bất kỳ cơ chế nào, miễn là phù hợp với các quy định và quy hoạch về vị trí ngành nghề. Trong KCN có thể có một phần đất làm khu chế xuất, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và dịch vụ để sản xuất hàng xuất khẩu”.

Nhiều chuyên gia nghiên cứu ủng hộ quan điểm này, cho rằng: “KCN là khu vực chuyên SXCN và cung cấp dịch vụ dành cho SXCN, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được thành lập và tổ chức hoạt động theo cơ chế chính sách của Chính phủ” [26].

Luật Đầu tư của Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho SXCN, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ” [41].

Theo những cách tiếp cận trên, có thể nhận diện khu công nghiệp qua ba đặc điểm khác biệt:

Thứ nhất, KCN là khu vực khép kín, tách biệt với khu dân cư và có diện tích xác định.

Thứ hai, KCN ra đời và đi vào hoạt động trước khi các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng để sản xuất. Như vậy, nhiều KCN sẽ có một thời gian dài tồn tại mà chưa có một doanh nghiệp công nghiệp nào hoạt động.

Thứ ba, việc thành lập KCN do Chính phủ quyết định, bất kể chủ đầu tư xây dựng c sở hạ tầng KCN là Nhà nước hay doanh nghiệp.

Như vậy, khái niệm KCN đang được sử dụng là những khái niệm được xây dựng theo nghĩa hẹp, nhưng lại phù hợp với mục tiêu kinh doanh của các chủ đầu tư hạ tầng công nghiệp. Trong thực tế, hầu hết các chủ đầu tư hạ tầng KCN chỉ tập trung quan tâm tới phần đất công nghiệp cho thuê, mà ít quan tâm đến diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi và hệ thống dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đi kèm. Xuất phát từ thực tế này, khi quy hoạch xây dựng các KCN, tính đồng bộ của nó ít được quan tâm, nghĩa là các công trình phụ trợ và dịch vụ đi kèm ít được chú ý. Do đó, mức độ hấp dẫn của nhiều KCN hiện đã giảm sút, ảnh hưởng bất lợi đến kinh doanh và sự phát triển bền vững của chúng.

Từ những phân tích trên, trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, KCN cần được hiểu là khu vực chuyên SXCN và cung cấp các dịch vụ phục vụ cho SXCN, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập và tổ chức hoạt động theo cơ chế chính sách của Nhà nước. Theo cách tiếp cận này, có thể nhìn nhận KCN có những đặc trưng c bản sau:

– Thứ nhất, KCN là khu vực có thể có hoặc không có tường rào bao quanh nhưng có ranh giới địa lý hoàn toàn xác định;

– Thứ hai, trong KCN cần có một số c sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, có thể được bố trí thành khu vực SXCN và khu vực dịch vụ riêng biệt. Khu vực dịch vụ có thể bao gồm nhà ở cho người lao động, các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các doanh nghiệp trong KCN, các công trình hạ tầng xã hội và dịch vụ phục vụ cho người lao động làm việc trong KCN. Ở Việt Nam hiện nay, các KCN hội tụ đủ những đặc trưng này đã c bản chứng minh được tính hiệu quả của nó.

– Thứ ba, KCN do các c quan chính quyền Nhà nước quyết định thành lập theo sự phân cấp rõ ràng theo các tiêu chí hợp lý (tức là có thể do chính quyền cấp trung ư ng hoặc chính quyền cấp địa phư ng ra quyết định thành lập). Tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam, các KCN hầu hết do Chính phủ quyết định thành lập.

Tiếp cận và nhận thức về KCN theo quan điểm này sẽ khắc phục được những sai lầm và thiếu sót trong việc quy hoạch và phát triển KCN. Việc xây dựng và vận hành các KCN có thể đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững do có hệ thống dịch vụ đồng bộ đi kèm. Theo đó, quy hoạch phát triển KCN phải gắn liền với quy hoạch phát triển hạ tầng xã hội và hệ thống dịch vụ hỗ trợ. Chủ đầu tư hạ tầng KCN không nhất thiết phải đầu tư cho cả hai khâu, nhưng tính đồng bộ của chúng phải được đảm bảo ngay trong thiết kế quy hoạch và thực hiện triển khai.

Trên thực tế, một số KCN đã được thành lập và hiện đang hoạt động hầu như không theo mô hình này và khó có thể bổ sung các dịch vụ bởi đã được quy hoạch cứng từ trước. Do vậy, chỉ có thể xây dựng, phát triển các công trình hạ tầng xã hội và dịch vụ xung quanh KCN này để phục vụ sự phát triển của nó. Đối với những KCN có quy mô nhỏ, vị trí gần các vùng kinh tế có trình độ phát triển; có thể không nhất thiết xây dựng thêm các công trình hỗ trợ, mà có thể tận dụng sự có sẵn tại địa phư ng và xem xét, bổ sung thêm một số hạng mục dịch vụ như nhà ở và các dịch vụ khác phục vụ cho người lao động làm việc trong các KCN.

Khái niệm khu công nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

5 bình luận về “Khái niệm khu công nghiệp

  1. Pingback: Phân loại Khu công nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Vai trò của khu công nghiệp - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

  3. Pingback: Vai trò khu công nghiệp - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

  4. Pingback: Phát triển bền vững các khu công nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  5. Pingback: Các tiêu thức đánh giá sự phát triển bền vững của khu công nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?