Bản chất của việc phân tích chuỗi giá trị
Theo Micheal Porter [62], phân tích chuỗi giá trị là một phương pháp có hệ thống nhằm nghiên cứu sự phát triển của lợi thế cạnh tranh của một đối tượng nào đó. Micheal Porter cho rằng, khi phân tích chuỗi giá trị cần chú ý đến hai yếu tố cấu thành quan trọng là các hoạt động khác nhau và các mối liên kết trong chuỗi giá trị.
Đối với các hoạt động khác nhau, ông đã chia ra thành hai loại là: các hoạt động chính (hậu cần bên trong, các hoạt động tác nghiệp, hậu cần bên ngoài, marketing và bán hàng và dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ (quản lý nguồn nhân lực, mua hàng, phát triển công nghệ, …).
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Khái niệm chuỗi giá trị[/message]Việc chia hệ thống thành các hoạt động hay các chức năng như vậy đòi hỏi các hoạt động hay chức năng này cần được xem xét trong mối quan hệ qua lại nội bộ tổ chức. Porter đã mô tả rằng chuỗi giá trị là những hoạt động có liên kết nội bộ. Sau này, nhiều tác giả vẫn cho rằng đây là một sự mô tả tương đối rắc rối. Yếu tố cấu thành thứ hai mà Porter đề xuất là khái niệm chuỗi giá trị đa liên kết và gọi chuỗi giá trị đa liên kết này là hệ thống giá trị.
Hệ thống giá trị về cơ bản là mở rộng ý tưởng của ông về chuỗi giá trị đến các liên kết lẫn nhau trong một hệ thống. Vấn đề này về sau một lần nữa được đưa ra để xem xét nhưng cũng với quan điểm không sáng sủa gì hơn của Womack và Jones khi họ nghiên cứu về sản xuất tinh gọn [70]. Họ đã sử dụng cụm từ dòng chảy giá trị để thay thế cho cụm từ chuỗi giá trị được sử dụng phổ biến.
Bản chất của việc phân tích chuỗi giá trị
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Lợi ích cúa việc phân tích chuỗi giá trị - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ