Khái niệm chuỗi giá trị

Khái niệm về GroupOn

Mục lục

Khái niệm chuỗi giá trị

Khái niệm chuỗi

Khái niệm về chuỗi đầu tiên được đề cập trong lý thuyết về phương pháp chuỗi (filière). Phương pháp này gồm các trường phái tư duy nghiên cứu khác nhau và sử dụng nhiều lý thuyết như phân tích hệ thống, tổ chức ngành, kinh tế ngành, khoa học quản lý và kinh tế chính trị Mac xít. Khởi đầu, phương pháp này được các học giả của Pháp sử dụng để phân tích hệ thống nông nghiệp của Mỹ những năm 1960s, từ đó đưa ra những gợi ý đối với việc phân tích hệ thống nông nghiệp của Pháp và sự hội nhập theo chiều dọc của các tổ chức trong hệ thống nước này. Chính sách nông nghiệp của Pháp sử dụng phương pháp này như là công cụ để tổ chức sản xuất các mặt hàng xuất khẩu đặc biệt đối với những mặt hàng như cao su, bông, cà phê và dừa. Cho đến những năm 1980s, phương pháp này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong thời gian này, khung filière không chỉ tập trung vào hệ thống sản xuất nông nghiệp mà còn chú trọng đặc biệt đến mối liên kết giữa hệ thống này với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng [63].

Trong lý thuyết về chuỗi, khái niệm chuỗi được sử dụng để mô tả hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng (có thể là sản phẩm hoặc là dịch vụ). Khi nhìn lại những phân tích về chuỗi của các học giả sau này, khái niệm chuỗi ở phương pháp này không có gì khác biệt nhiều đối với những khái niệm chuỗi giá trị về sau. Phương pháp chuỗi chịu ảnh hưởng nhiều của những phân tích về nền kinh tế Mỹ trong những năm 1950s, nên chủ yếu tập trung vào việc đo lường đầu vào và đầu ra và giá trị gia tăng được tạo ra trong các công đoạn của quá trình sản xuất.

Phương pháp này đặc biệt nhấn mạnh sự đóng góp của bộ phận kế toán và đề xuất hai luồng tư tưởng quan trọng. Thứ nhất, việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi hàng hóa, và phân tách các chi phí và thu nhập giữa các thành phần tham gia chuỗi trong nội địa và quốc tế. Từ đó, phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP theo phương pháp ảnh hưởng. Thứ hai là sự chú trọng vào chiến lược của của các chủ thể tham gia chuỗi. Việc phân tích chuỗi là giúp các cá nhân và bộ phận trong chuỗi xây dựng các chiến lược căn cứ vào giá trị gia tăng tạo ra trong phần hoạt động của các cá nhân hay bộ phận.

Phương pháp chuỗi là lý thuyết đầu tiên đề cập đến việc nghiên cứu chuỗi các hoạt động tạo ra giá trị cho một loại hàng hóa nào đó. ðiểm nổi bật về phương pháp này là nó chỉ áp dụng cho chuỗi giá trị nội địa, nghĩa là những hoạt động nảy sinh trong biên giới của một quốc gia nào đó. ðây là phương pháp đã mang lại lợi ích cho những tổ chức sử dụng lý thuyết này để quản lý các hoạt động trong một thời gian khá dài. Về sau, các lý thuyết về chuỗi giá trị vẫn thường đề cập đến phương pháp này như là cơ sở lý luận về phân tích giá trị.

Chuỗi giá trị theo Micheal Porter

Phương pháp chuỗi giá trị được Micheal Porter đưa ra vào những năm 1980 trong cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh: Tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh” xuất bản vào năm 1985, được dịch sang tiếng Việt vào năm 2009 [26, tr. 71-106]. Khái niệm về giá trị gia tăng trong khuôn khổ chuỗi giá trị được coi như là yếu tố để tạo nên và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững của một tổ chức trong kinh doanh ở thế kỷ 21. Theo Micheal Porter, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng nhằm giúp các doanh nghiệp có thể tìm ra các lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm năng) của mình. Ông cho rằng, một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một sản phẩm hay một dịch vụ có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình với chi phí thấp hơn hoặc chi phí cao hơn nhưng có những đặc tính mà khách hàng mong muốn. Porter đã lập luận rằng, nếu nhìn vào một doanh nghiệp như là một tổng thể những hoạt động, những quá trình thì khó, thậm chí là không thể, tìm ra được một cách chính xác lợi thế cạnh tranh của họ là gì. Nhưng điều này có thể thực hiện được dễ dàng khi phân tách thành những hoạt động bên trong. Theo cách đó, Porter phân biệt rõ giữa các hoạt động cơ bản hay những hoạt động chính, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm.

[message type=”success”]Xem thêm: Tổng quan các tài liệu nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành may xuất khẩu[/message]

Hình vẽ dưới đây minh họa lý thuyết của Micheal Porter về chuỗi giá trị trong một tổ chức.

Chuỗi giá trị theo Micheal Porter
Hình 1.1- Mô hình chuỗi giá trị của Porter

Trong đó, những hoạt động cơ bản bao gồm:

– Hậu cần bên trong: hoạt động tiếp nhận, quản lý dự trữ các nguyên vật liệu và phân phối những nguyên vật liệu này đến những nơi trong doanh nghiệp theo yêu cầu của kế hoạch sản xuất.

– Hoạt động tác nghiệp: quá trình chuyển đổi những đầu vào thành sản phẩm và dịch vụ cuối cùng.

– Hậu cần bên ngoài: việc quản lý dự trữ và phân phối sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp.

– Marketing và bán hàng: xác định nhu cầu của khách hàng và bán hàng.

– Dịch vụ: hoạt động hỗ trợ sau khi sản phẩm và dịch vụ đã được chuyển cho khách hàng như là lắp đặt, hậu mãi, giải quyết khiếu nại, đào tạo,…

Những hoạt động hỗ trợ bao gồm:

– Cơ sở vật chất của doanh nghiệp: bao gồm những yếu tố như là cơ cấu tổ chức, hệ thống kiểm soát, văn hóa công ty,…

– Quản lý nguồn nhân lực: tuyển dụng lao động, thuê lao động, đào tạo, phát triển và thù lao lao động.

– Phát triển công nghệ: các công nghệ hỗ trợ cho các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng.

– Mua hàng: mua các yếu tố đầu vào như là nguyên vật liệu, công nghệ, thiết bị, và các dịch vụ đầu vào khác…

Lợi nhuận của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc doanh nghiệp thực hiện các hoạt động hiệu quả như thế nào. Nếu doanh nghiệp biết cách tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và khách hàng sẵn sàng trả cho giá trị này thì doanh nghiệp đã tạo ra được thặng dư về giá trị. Micheal Porter đề xuất một doanh nghiệp có thể có được lợi thế cạnh tranh của mình nhờ tập trung vào chiến lược
giá thấp hoặc tạo ra sự khác biệt của sản phẩm hay dịch vụ, hay là kết hợp cả hai cách thức này.
Khái niệm chuỗi giá trị theo Micheal Porter trong tác phẩm này chỉ đề cập đến qui mô ở doanh nghiệp. Mô hình chuỗi giá trị ông đưa ra đã được coi như một công cụ lợi hại để phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc trả lời câu hỏi: “ở hoạt động nào thực sự là doanh nghiệp có lợi thế hơn những đối thủ cạnh tranh khác?” và “doanh nghiệp sẽ cạnh tranh dựa vào chi phí thấp, sự khác biệt của sản phẩm hay dịch vụ hay là kết hợp của cả hai yếu tố trên?”.

Phương pháp tiếp cận toàn cầu Kaplinsky và Morri năm 2001

Nếu như khái niệm chuỗi giá trị của Micheal Porter đề cập đến ở trên chỉ tập trung nghiên cứu ở qui mô của doanh nghiệp, thì Kaplinsky và Morri trong cuốn “Value Chain Handbook” lại mở rộng ở phạm vi của chuỗi giá trị. Theo các tác giả này, chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động bao gồm sản phẩm từ khi mới chỉ là ý tưởng, qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, phân phối đến người tiêu dùng và cuối cùng là vứt bỏ sau khi sử dụng [65, tr. 4].

Các mối quan hệ trong một chuỗi giá trị đơn giản

Hình 1.2- Các mối quan hệ trong một chuỗi giá trị đơn giản

Hai tác giả này có đưa ra hai khái niệm về chuỗi giá trị: chuỗi giá trị đơn giản và chuỗi giá trị mở rộng. Theo họ thì chuỗi giá trị đơn giản (được minh họa trong hình 1.2) bao gồm bốn hoạt động cơ bản trong một vòng đời sản phẩm là thiết kế và phát triển sản phẩm, sản xuất, marketing và cuối cùng là tiêu thụ và tái sử dụng. Quan niệm về chuỗi giá trị này được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa, cụ thể là nó được sử dụng để tìm hiểu cách thức mà các công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu.

Kaplinsky và Morris cho rằng phân tích về chuỗi giá trị cho thấy giữa các hoạt động có liên quan đến vòng đời của sản phẩm có mối liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Những hoạt động này không chỉ được thiết lập theo một chiều dọc mà còn tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ, bộ phận thiết kế và phát triển sản phẩm không chỉ có ảnh hưởng đến, thậm chí quyết định bản chất, của quá trình sản xuất mà còn ảnh hưởng đến nội dung của hoạt động marketing. Ngược lại, hoạt động marketing cũng góp phần ảnh hưởng đến hoạt động thiết kế và phát triển sản phẩm, vì trong quá trình này người ta luôn phải tính đến việc sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường như thế nào.

Chuỗi giá trị mở rộng của ngành nội thất gỗ

Hình 1.3- Chuỗi giá trị mở rộng của ngành nội thất gỗ

Chuỗi giá trị mở rộng đề xuất một mô hình phức tạp hơn mô hình giản đơn rất nhiều bởi nó tính đến cả liên kết thượng nguồn và liên kết hạ nguồn của doanh nghiệp, nghĩa là tính đến liên kết ngành dọc trong quá trình từ khi các yếu tố đầu vào được tạo thành cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng (hình 1.3).

Hình 1.3 mô tả mối quan hệ trong chuỗi giá trị mở rộng của sản phẩm nội thất gỗ. Theo Kaplinsky và Morris thì khi xem xét sản phẩm nội thất gỗ cần phải lưu ý từ quá trình tạo ra sản phẩm của ngành trồng rừng (nghĩa là quan tâm đến vấn đề giống cây, nước, máy móc, hóa chất và các dịch vụ khác) và sau đó là ngành chế biến gỗ. Tương tự như vậy, sau khi đã hoàn thành xong sản phẩm nội
thất gỗ thì cần phải lưu ý đến quá trình phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.

Khái niệm chuỗi giá trị

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Khái niệm chuỗi giá trị

  1. Pingback: Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Bản chất của việc phân tích chuỗi giá trị - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?