Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng
Uỷ ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tạo tiền đề cho việc phân loại, đánh giá khách hàng dựa trên nhiều tiêu chí; phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng ứng với từng đối tượng khách hàng để có biện pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Hội đồng giám sát hoạt động ngân hàng Basel là một Uỷ ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng nhằm bảo đảm những nguyên tắc giám sát về yêu cầu vốn của các ngân hàng quốc tế nhằm chống đỡ rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Được thành lập từ năm 1975, Uỷ ban Basel ban đầu bao gồm thành viên là Thống đốc Ngân hàng Trung ương của các nước G10 (Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Bỉ và Canada) nhưng sau đó được khuyến khích áp dụng trên toàn thế giới, đặc biệt trong việc kiểm soát hoạt động ngân hàng quốc tế.
Từ chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, Uỷ ban Basel ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận. Uỷ ban Basel đã ban hành các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Tháng 7 năm 2004, Uỷ ban Basel cho ra đời ấn phẩm mang tên “Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn vốn và đo lường rủi ro” hay còn gọi là Hiệp ước Basel II. Hiệp ước Basel II hướng tới thực hiện ba mục tiêu:
– Đảm bảo phương pháp tính mức vốn an toàn của ngân hàng.
– Đo lường tách bạch rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng
– Tăng cường quản trị toàn cầu hoá tài chính ngân hàng thống nhất giữa các quốc gia.
Với ba mục tiêu trên, nội dung chính của Basel II đựơc tóm tắt trong 3 trụ cột:
– Trụ cột thứ nhất: Xoay quanh rủi ro tín dụng, yêu cầu vốn tối thiểu, đưa ra
yêu cầu mức vốn tối thiểu và phương pháp đánh giá rủi ro.
– Trụ cột thứ hai: Quy định về giám sát hoạt động ngân hàng.
– Trụ cột thứ ba: Yêu cầu về việc công bố thông tin hoạt động ngân hàng cho các đối tượng liên quan.
Trong đó , nội dung cơ bản của Basel II là đưa ra các phương pháp và nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu, bao gồm:
– Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: Yêu cầu xem xét đánh giá rủi ro tín dụng phải là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng (mức độ chấp nhận rủi ro, tỷ lệ nợ xấu…), trên cơ sở đó phát triển các chính sách nhằm phát hiện, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, đối với từng khoản cấp tín dụng cụ thể và nâng lên tầm soát rủi ro của cả danh mục đầu tư.
– Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (xác định thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng tiềm năng, điều kiện cấp tín dụng…) nhằm xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp cho từng loại khách hàng trên cơ sở các thông tin định lượng, định tính, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong đề xuất tín dụng, phê duyệt và sửa đổi tín dụng, có sự phân tách nhiệm vụ rạch ròi giữa các bộ phận có liên quan đến công tác tín dụng. Việc cấp tín dụng cần tuân thủ nguyên tắc cẩn trọng trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên.
– Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tín dụng phù hợp: Tuỳ theo quy mô của từng ngân hàng để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp, kịp thời nắm bắt các thông tin từ phía khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện các cam kết… để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cũng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ xấu. Vì thế, chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng phải chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.
Uỷ ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tạo tiền đề cho việc phân loại, đánh giá khách hàng dựa trên nhiều tiêu chí; phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng ứng với từng đối tượng khách hàng để có biện pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Các hình thức biểu hiện của rủi ro tín dụng - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng