Khái niệm về KCN thân thiện môi trường

Khái niệm về KCN thân thiện môi trường

Khái niệm khu công nghiệp thân thiện môi trường (KCNTTMT) mới xuất hiện ở nước ta nói chung và thế giới nói riêng, cho tới nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất. Trong quá trình nghiên cứu, đã tham khảo một số tài liệu đề cập đến khái niệm KCN và KCNTTMT xin trích ra một số khái niệm liên quan như sau:

– KCN là “một vùng đất rộng, được phân lô và phát triển cho nhiều cơ sở sản xuất nằm gần nhau và sử dụng chung cơ sở hạ tầng” (UNEP, 1997).

– Mô hình KCN hệ cổ điển là mô hình tổ chức xây dựng KCN tập trung ở trình độ thấp, ô nhiễm và áp lực môi trường cao, trao đổi chất một chiều, kết cấu tự do về thể chế kinh tế, cơ cấu ngành nghề và mức phát thải ô nhiễm công nghiệp theo khả năng đầu tư thực tế, hiệu quả hoạt động thấp và trung bình, nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. [7]

– Khái niệm “thân thiện môi trường” có thể được hiểu như sau: “Thân thiện môi trường là sự thể hiện mục đích và mức độ thân thiện cụ thể trong hành động, trách nhiệm, hành vi ứng xử hoặc tính chất, tác động, định hướng hoạt động của con người và các sản phẩm sản xuất sáng tạo của con người đối với môi trường xung quanh”. [15]

– Áp dụng khái niệm “thân thiện môi trường“ cho KCN tập trung, sẽ có khái niệm KCN thân thiện môi trường (Environmental Friendly Industrial Park –EFIP), là KCN đạt tiêu chí phân loại thân thiện môi trường. Trong đó, phụ thuộc vào trình độ quản lý môi trường, trình độ công nghệ sản xuất tiêu thụ, trình độ và mức độ tổ chức sinh thái công nghiệp KCN theo nhu cầu phát triển bền vững, sẽ có các hệ khu công nghiệp tập trung khác nhau theo mức độ thân thiện môi trường thực tế. [7]

– Mô hình KCN thân thiện với môi trường: Hiểu đơn giản là các KCN lấy mục tiêu môi trường là định hướng phát triển gồm: không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, không ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng; giảm đến mức thấp nhất phát sinh chất thải; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bằng các giải pháp tối ưu hoá dòng vật chất và năng lượng trong từng XNCN và trong KCN.(TCXD, số 2/2008)

Ngoài khái niệm KCNTTMT chúng còn được hiểu với một khái niệm là KCNST, tuy 2 khái niệm này không hoàn toàn giống nhau nhưng trong một mức độ nào đó chúng có thể là một. KCNST là một mức cao hơn KCNTTMT hay nói đúng hơn đó là mức cao nhất có thể đạt được của thân thiện môi trường.

– Mô hình KCNST định nghĩa một cách đơn giản: Chất thải từ một quá trình này có thể được sử dụng như nguyên liệu thô, đầu vào cho một quá trình khác. Sau đó được bổ sung và đi đến những khái niệm khá thống nhất: “KCNST là cộng đồng các XNCN và dịch vụ kinh doanh được sắp đặt trên cùng địa điểm vì lợi ích chung. Các DN thành viên cố gắng đạt tới việc cải thiện môi trường, hiệu quả kinh tế và thực hiện nhiệm vụ xã hội thông qua công tác quản lý môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng cách cùng làm việc, cộng đồng các DN đạt được lợi ích chung lớn hơn nhiều so với tổng  lợi ích riêng lẻ mỗi công ty thực hiện bằng tối ưu hoá mọi hoạt động tại từng cơ sở của mình”. (TCXD, số 2/2008)

KCN thân thiện môi trường

Dựa trên những khái niệm đã tham khảo và quá trình nghiên cứu, sẽ đưa ra cách nhìn nhận khái niệm về KCNTTMT như sau: “KCNTTMT là một KCN có các cơ sở sản xuất cùng hoạt động như một cộng đồng các nhà máy có quan hệ mắc xích với nhau thông qua một số  trao đổi chất trong các quá trình sản xuất  và  giải quyết các vấn đề môi trường để hướng đến một mục đích cuối cùng là sản xuất hiệu quả nhất, sử dụng ít nguyên vật liệu và năng lượng nhất, ít ô nhiễm môi trường nhất và bảo đảm điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân. Ngoài ra, KCN còn có tác động lan toả tích cực đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của các doanh nghiệp, ngành, địa phương, khu vực xung quanh”.

Trong đó, “các nhà máy có quan hệ mắc xích với nhau” là các nhà máy có sự trao đổi chất thải với nhau, nhà máy này sử dụng chất thải của nhà máy kia làm nguyên vật liệu đầu vào tạo thành một chuỗi mắc xích tạo thành quá trình cộng sinh công nghiệp. “KCN còn có tác động lan toả tích cực đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của các doanh nghiệp, ngành, địa phương, khu vực xung quanh” tác động lan toả của KCN được thể hiện trên các mặt: tạo sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế theo định hướng xuất khẩu; hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội cho khu vực có KCN; góp phần giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, hạn chế ô nhiễm và cải thiện môi trường trong quá trình phát triển KCN.

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu về KCNTTMT có một khái niệm được các tài liệu nghiên cứu đã đề cập tới là KCNTTMT chuyển đổi: “ KCNTTMT chuyển đổi là KCN hệ cổ điển được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng doanh nghiệp và tổng thể KCN thành KCNTTMT”. [4]

Mô hình kỹ thuật chuyển đổi KCN hiện hữu sang KCNTTMT theo quốc tế gồm có bốn bước chính như sau: (Trần Thị Mỹ Diệu, 2004).

– Bước thứ nhất: phân tích dạng vật liệu và năng lượng liên quan đến KCN nghiên cứu;

– Bước thứ hai: tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn;

– Bước thứ ba: chủ yếu xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh và tái sử dụng các chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp SXSH. Những chất thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn sẽ được tái sinh, tái sử dụng ở những nhà máy khác trong KCN hoặc bên ngoài KCN;

– Bước cuối cùng: đòi hỏi xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trước khi thải vào môi trường xung quanh. Công nghệ xử lý chất thải rất hữu dụng trong việc xử lý hoàn toàn các chất ô nhiễm còn lại này.

Khái niệm về KCN thân thiện môi trường

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?