Mục lục
Các hình thức biểu hiện của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là những thiệt hại, mất mát mà ngân hàng phải gánh chịu do người vay vốn hay người sử dụng vốn của ngân hàng không trả đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với bất kì lý do nào
Nợ có vấn đề
Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay thì các Ngân hàng thuơng mại luôn mong muốn rằng khoản cho vay đó sẽ được hoàn trả đầy đủ, đúng thời hạn như đã thoả thuận. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình, sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, Ngân hàng phải thường xuyên giám sát khoản tín dụng đã cấp đó, để xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận hay không? Và mức độ hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng như thế nào?
Vì vậy, có thể nói rằng hoạt động giám sát có vai trò hết sức quan trọng: nó hướng vào những dấu hiệu báo trước các vấn đề kinh doanh nảy sinh, cũng như những biện pháp khắc phục, điều đó giúp cho Ngân hàng nhận biết và phát hiện được các khoản nợ xấu có vấn đề, để có hành động và biện pháp cần thiết, kịp thời để ngăn ngừa hoặc xử lý.
Nợ có vấn đề là những khoản vay, trong đó thoả thuận hoàn trả của khách hàng có khả năng bị đổ vỡ, dù hiện tại những khoản vay đó chưa đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi.
Để tránh được những thiệt hại và tổn thất, thì cán bộ tín dụng cần sớm phát hiện ra được những khoản nợ có vấn đề, để có thể kịp thời ngăn ngừa hoặc xử lý. Trong thực tế có nhiều dấu hiệu biểu hiện khoản vay sẽ gặp khó khăn. Một số trường hợp cho ta thấy khó khăn xuất hiện ngay khi bắt đầu cho vay, một số khác thì có thể xuất hiện chậm hơn, và một số lại đột ngột phát sinh mà không hề có dấu hiệu nào báo trước. Điều đó có nghĩa là không có một mô hình nhất định nào về các biến cố thường xuyên xảy ra để có thể kết luận rằng một khoản cho vay sẽ khó hoàn trả. Tuy nhiên, ta cũng có thể dựa vào một số nhóm dấu hiệu để cảnh báo rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một khoản tín dụng được cấp ra nhưng không thể thu hồi được đúng hạn, do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Nợ quá hạn sẽ làm tăng lên các khoản chi phí cho việc đi đòi nợ, làm tăng chi phí cho hoạt động kinh doanh nên có ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nợ quá hạn cũng sẽ làm mất cân bằng các cân đối tài sản chính và ảnh hưởng xấu tới tính chủ động trong kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng. Nếu quy mô nợ quá hạn càng lớn thì tính rủi ro sẽ càng cao. Tuy vậy, nó còn phụ thuộc vào cả quy mô cho vay của Ngân hàng.
[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm : Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng[/message]Tỷ lên nợ quá hạn = ( Nợ quá hạn / Tổng dư nợ ) là một chỉ tiêu mà hầu hết các Ngân hàng đều sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng. Nếu tỷ lên đó cao thì có thể nói rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng là không hiệu quả và nguy cơ rủi ro tín dụng rất có khả năng sẽ xảy ra, Ngân hàng cần phải xem xét lại quy trình cho vay của mình để làm giảm bớt nợ quá hạn. Ngược lại, nếu như tỷ lệ đó là thấp thì rủi ro tín dụng nếu có xảy ra thì cũng không có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Nợ khó đòi
Bợ khó đòi là nợ quá hạn không được thanh toán, mặc dù Ngân hàng đã gia hạn nợ. Chính vì vậy có thể nói đây là chỉ tiêu rõ ràng nhất để phản ánh mức độ tổn thất trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hầu hết là các Ngân hàng thuơng mại đều thực hiện việc lập quỹ dự phòng rủi ro bằng 100% số nợ khó đòi.
Tỷ lên nợ khó đòi = ( Nợ khó đòi / Tổng dư nợ )
Cho biết Ngân hàng cho vay 100 đơn vị tiền tệ thì tỷ lệ tổn thất là bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi = ( Nợ khó đòi / Tổng dư nợ ) nó phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung. Nếu nợ khó đòi cao làm cho Ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro nhiều hơn, chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ tăng, qua đó đẩy lãi suất cho vay của Ngân hàng tăng lên, làm giảm tính cạnh tranh của Ngân hàng.
Lãi treo
Lãi treo là số tiền lãi mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng khi đến kỳ hạn thanh toán. Và đây cũng là một dấu hiệu quan trọng để có thể nhận biết rủi ro tín dụng. Vì việc thanh toán lãi thường không gắn liền với việc trả gốc, và có giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều, được trả vào những thời điểm nhất định, tuỳ theo sự thoả thuận của Ngân hàng và khách hàng. Khi khách hàng không thanh toán được tiền lãi của khoản vay thì có thể coi đấy chính là một dấu hiệu thể hiện rằng doanh nghiệp đang gặp khó khăn về mặt tài chính.
Tỷ lệ ( lãi treo phát sinh / Tổng thu nhập ) từ hoạt động tín dụng, cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ rủi ro của Ngân hàng.
Tuy nhiên việc nhận biết rủi ro tín dụng nếu mà chỉ thông qua các khoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi và lãi treo thì dường như đã khá là muộn đối với các Ngân hàng. Bởi vì chỉ khi tình hình của khách hàng là khó khăn đặc biệt thì những dấu hiệu này mới bộc lộ. Đến lúc đó thì tổn thất mà Ngân hàng có thể gặp phải có thể sẽ là rất lớn. Vì vậy nên, điều mà các Ngân hàng quan tâm đó là những dấu hiệu có thể tạo ra rủi ro tín dụng; để từ đó có thể chủ động và kịp thời đưa ra những biện pháp phù hợp, nhằm hạn chế được những khó khăn tổn thất cho cả Ngân hàng và khách hàng. Do đó, ngoài các dấu hiệu ở trên, các cán bộ tín dụng còn có thể nhận biết rủi ro tín dụng thông qua một số dấu hiệu khác.
Cơ cấu dư nợ tín dụng
Giống như mọi hoạt động đầu tư khác thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Bởi vì doanh thu của Ngân hàng chủ yếu là từ lãi do hoạt động tín dụng mạng lại. Nếu như tỷ trọng cho vay đối với một khách hàng trong tổng dư nợ quá lớn thì khi khách hàng này sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của Ngân hàng. Cũng như vậy, nếu như Ngân hàng chỉ tập trung cho các doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực nào đó vay thì rủi ro sẽ rất lớn nếu ngành đó hoạt động không hiệu quả.
Một số dấu hiệu khác
Nhóm các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút, điều này thể hiện ở giá trị sản lượng và doanh thu của doanh nghiệp bị giảm.
– Thu nhập không thường xuyên và ổn định: Cơ cấu doanh thu thay đổi một cách bất thường, như doanh thu các hoạt động phụ chiếm tỷ trọng lớn hơn…
– Hệ số quay vòng của vốn lưu động thấp, có sự gia tăng bất thường về hàng tồn kho và sự gia tăng các khoản nợ thương mại, đặc biệt là các khoản nợ với thời gian dài.
Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tổ chức khách hàng.
– Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản lý hoặc ban điều hành
– Có sự mất đoàn kết, tranh giành quyền lực trong nội bộ doanh nghiệp, có hiện tượng nhân tài rời bỏ doanh nghiệp.
– Hệ thống quản trị hoặc là ban điều hành luôn có sự bất đồng về mục đích, điều hành độc đoán hoặc quá phân tán.
– Cơ cấu nhân lực của doanh nghiệp không hợp lý, bộ phận quản lý thì ngày càng phình to, có các hoạt động sát nhập với các doanh nghiệp yếu kém khác.
– Có những khoản chi phí bất hợp lý.
Bên cạnh đó, còn có một số dấu hiệu khác như: nhóm các dấu hiệu thuộc về mặt pháp luật, nhóm các dấu hiệu thuộc về mặt kỹ thuật và thương mại….
Các hình thức biểu hiện của rủi ro tín dụng
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Các quan điểm về rủi ro tín dụng - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ