Các biện pháp thực hiện học chế tín chỉ

Gợi ý một số đề tài nghiên cứu khoa học

Mục lục

Các biện pháp thực hiện học chế tín chỉ

Vì bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ là cá thể hoá giáo dục và dân chủ hoá cả quá trình đào tạo, nghĩa là phải đáp ứng càng nhiều càng tốt nhu cầu và điều kiện học tập của cá nhân, và nhất là phải tạo điều kiện cho các bên có liên quan có một môi trường làm việc dân chủ, nên hàng loạt vấn đề cần phải được giải quyết. Nếu các vấn đề ấy không được giải quyết đầy đủ thì việc đổi mới sẽ rơi vào chủ nghĩa hình thức, rượu cũ bình mới. Để tiến hành đổi mới có hiệu quả và đi vào chiều sâu, cần phải có những thay đổi đồng bộ ở cả ba cực của công tác đào tạo: đó là người học, người dạy và các nhà quản lý đào tạo.

1. Sự tham gia tích cực của người học vào nhiều phương diện của quá trình đào tạo

Vì mục tiêu của đào tạo theo tinh thần mới là rèn luyện các kỹ năng cao cấp như quan sát, phân tích, so sánh, phê phán… nên hình thức học vẹt, học nhồi nhét kiến thức không còn phù hợp nữa. Đào tạo theo hướng sư phạm tích cực đồng nghĩa với việc tự học và tự nghiên cứu. Vì thế, sinh viên phải được làm quen với tinh thần làm việc độc lập tự chủ ngay từ phổ thông, để có thể phát huy tốt các quyền sau đây:

– Người học quyết định lộ trình học tập

Người học kế hoạch hoá quá trình đào tạo của mình, tuỳ theo quỹ thời gian của mỗi người. Theo tinh thần đó, người học sẽ quyết định sau khi hoàn tất chương trình phổ thông họ sẽ vào học đại học ngay hay tham gia vào lao động xã hội để giải quyết vấn đề tài chính gia đình. Khi vào đại học, họ sẽ lên kế hoạch hoàn tất chương trình học (cử nhân chẳng hạn) trong thời gian phù hợp với họ: cơ sở đào tạo ấn định ngưỡng thời gian ngắn nhất và dài nhất cho một khoá đào tạo: một chương trình đào tạo 4 năm có thể được người học thực hiện trong 3 năm hoặc 8 năm, tuỳ theo hoàn cảnh gia đình của mỗi người. Ngưỡng thời gian dài nhất dựa theo chu kỳ thay đổi chương trình và giáo trình đào tạo, chứ không phải dựa trên ý định chủ quan của cơ sở đào tạo. Biện pháp này nhằm hướng đến công chúng ngày càng đông đảo và đa dạng muốn tiếp tục việc học đại học, theo tinh thần học tập suốt đời. Vì thế, sự mềm dẻo này nhằm tạo điều kiện cho những người bận chuyện mưu sinh không thể theo học với nhịp độ như sinh viên bình thường. Biện pháp này còn tránh tình trạng chen nhau vào đại học bằng mọi giá của các học sinh học xong phổ thông. Tóm lại, đây là một nỗ lực nhằm hướng đến sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học.

– Người học quyết định nội dung của quá trình đào tạo

Khác với phương thức đào tạo truyền thống, ở đó người học phải trải qua một chương trình đào tạo được quy định chung cho mọi người, phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm cá thể hoá quá trình đào tạo, nghĩa là người học sẽ tự thiết kế chương trình đào tạo cho chính mình (nguyên tắc tiệc buffet). Người học sẽ chọn những học phần nào mà họ cảm thấy hứng thú hoặc phù hợp với năng khiếu, sở thích và định hướng nghề nghiệp của mình. Vì thế, một cơ sở đào tạo có năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội, có sức thu hút là cơ sở có khả năng cung cấp càng nhiều môn học tự chọn càng tốt để việc chọn lựa càng phù hợp với người học.

“Những môn tự chọn trong các chuyên ngành hẹp này giúp họ tập trung mục tiêu mục tiêu vào lĩnh vực mà họ quan tâm và rèn luyện những kỹ năng, kiến thức mà thị trường tuyển dụng cần. […] Việc tạo ra các môn học mới trong hệ thống tự chọn dẫn tới sự phát triển các môn học chuyên ngành, các lĩnh vực học thuật, và tri thức sâu rộng trong từng ngành hẹp, vốn là nền tảng của phần lớn các trường đại học Hoa Kỳ. Hệ thống tự chọn đem lại cho sinh viên một cơ hội để phân biệt bản thân mình với người khác, theo đuổi những mối quan tâm riêng của mình, và xây dựng tương lai nghề nghiệp dựa trên thế mạnh và tài năng của mình.” (Trexler C.J., 2008, 5).

– Người học tham gia vào việc quyết định cách thức học tập của từng môn học

Về khía cạnh thụ đắc kiến thức, hệ thống đào tạo mới này dựa trên quan điểm của lý thuyết kiến tạo xã hội (socio-constructivisme), theo đó, thái độ tiếp thu kiến thức một cách thụ động trong nền giáo dục truyền thống là đi ngược lại với bản chất của việc hình thành tri thức. Vì thế, nó đòi hỏi người học phải thay đổi thái độ trong học tập, phải xây dựng kiến thức cho mình qua quá trình tự nghiên cứu. Chính vì thế, giờ học trên lớp được quan niệm là nơi “cọ xát” giữa những kiến thức mà người học có được từ nhiều nguồn khác nhau. Phương châm tự chủ trong học tập đã trở thành một chìa khóa then chốt trong phương pháp sư phạm tích cực: “Các cuộc cải cách giáo dục phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập ngày càng tự chủ hơn.” (Cytermann J.-R., 2002, 10). Quyền tự chủ đó được thể hiện ngay trong từng môn học, qua việc thảo luận về lộ trình của từng học phần (đề cương của các môn học) trong buổi đầu tiên của mỗi học phần, vì:

“Đề cương môn học là một hợp đồng bất thành văn giữa giảng viên và sinh viên, đề cương đưa ra những mục tiêu học tập và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.” (Trexler C.J., 2008, 3).

Tóm lại, đào tạo theo hệ thống tín chỉ là tăng cường ý thức trách nhiệm của người học đối với việc đào tạo của bản thân mình, là thực hiện dân chủ hoá trong giáo dục: người học tham gia vào tất cả các khâu trong tiến trình đào tạo của mình, từ việc cơ cấu các môn học dựa trên hệ thống tự chọn, đến việc quy hoạch lộ trình thực hiện tiến trình đào tạo đó tuỳ theo điều kiện và năng lực về tài chính về quỹ thời gian… của mình.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Báo giá dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ chuyên nghiệp[/message]

2. Về vai trò và nhiệm vụ của người dạy

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ không phải chỉ là việc giảm giờ dạy trên lớp một cách máy móc. Cái làm nên sự thay đổi căn bản về chất của học chế tín chỉ là sự thay đổi quan niệm về đào tạo. Việc thay đổi quan niệm này tất yếu phải dẫn đến thay đổi về phương pháp dạy học. Thật vậy, việc thay đổi từ quan niệm lấy người dạy làm trung tâm sang quan niệm lấy người học làm trung tâm đã dẫn đến việc thay đổi căn cơ của vai trò của người dạy: phương pháp truyền đạt kiến thức (méthode transmissive) hoặc cách tiếp cận nội dung (nhằm cung cấp cho người học càng nhiều kiến thức càng tốt) được thay bằng cách tiếp cận mục tiêu sao cho người học đạt được mục tiêu xây dựng những kỹ năng cao cấp, như phân tích, tổng hợp, phán đoán, phản biện, ra quyết định, giải quyết vấn đề… Vì thế, nhiệm vụ của người dạy không còn là truyền thụ kiến thức. Ngoài ra, người dạy phải làm công tác nghiên cứu khoa học, liên tục cải tiến chương trình và phương pháp dạy học, xây dựng môn học mới cho sinh viên có nhiều lựa chọn ngày càng phù hợp. Vì thế, người dạy phải được đầu tư nhiều hơn nữa về chuyên môn để thực hiện tốt cải cách giáo dục.

“Học chế tín chỉ coi các giảng viên như những học giả. […] Với tư cách là học giả, các giảng viên cần được đào tạo và thực hành để thực hiện giảng dạy giỏi và đào tạo lại sinh viên từ chỗ học vẹt đến chỗ học cách giải quyết vấn đề và có tinh thần dám nghĩ dám làm, chấp nhận rủi ro và thử thách” (Zjhra M., 2008, 2-3).

Vì thế, giảng viên cần phải được chuẩn bị đầy đủ về nghiệp vụ sư phạm phù hợp với tinh thần của nền sư phạm tích cực, bao gồm nhiều khâu:

• tìm hiểu về nền sư phạm tích cực: “với tư cách là học giả, các giảng viên cần được đào tạo và thực hành để thực hiện giảng dạy giỏi và đào tạo lại sinh viên từ chỗ học vẹt đến chỗ học cách giải quyết vấn đề và có tinh thần dám nghĩ dám làm, chấp nhận rủi ro và thử thách” (Zjhra M., 2008, 2).

• tập huấn về các phương pháp dạy học tích cực.

• thiết kế chương trình và biên soạn bài giảng theo các phương pháp dạy học tích cực.

• thường xuyên nghiên cứu và thảo luận về phương pháp dạy học tích cực để ngày càng hoàn thiện nghiệp vụ.

Đội ngũ giảng viên phải đủ về số lượng và mạnh về chất lượng để ngày càng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu học tập của sinh viên. Cụ thể là:

• phải có năng lực biên soạn nhiều môđun kiến thức mới để tăng dần số lượng các môn tự chọn để sinh viên ngày càng có nhiều sự chọn lựa các môn học.

• phải thay đổi định kỳ giáo trình.

• phải có năng lực biên soạn nhiều tài liệu tham khảo để sinh viên tự nghiên cứu.

• phải đầu tư nhiều thời gian để kiểm soát việc tự nghiên cứu của sinh viên.

Khi nghiên cứu về các điều kiện để tiến hành cải tiến chất lượng đào tạo, một học giả của chương trình Fulbright đi đến kết luận như sau:

“Kết quả nghiên cứu về giảng dạy giỏi cho thấy thiếu không gian và phương tiện không phải là một trở ngại, màkhông được đào tạo đầy đủ, không được hỗ trợ và khen thưởng mới chính là trở ngại. Nhiều minh chứng cho thấy rằng […] giảng viên cần thực hành và củng cố những cách tiếp cận và phương pháp giảng dạy mới.” (Zjhra M., 2008, 3).

3. Cơ chế quản lý phải mềm dẻo

Đại chúng hoá giáo dục đại học và phương châm “học tập suốt đời” đòi hỏi nhà trường phải mở rộng cửa hơn và có cơ chế đào tạo linh hoạt hơn để thoả mãn nhu cầu học tập của mọi công dân bất cứ lúc nào họ có điều kiện đến trường tiếp tục việc học đại học.

Dân chủ hoá trong đào tạo và giáo dục lấy người học làm trung tâm đòi hỏi các nhà quản lý cơ sở đào tạo phải có cơ chế quản lý mềm dẻo trong việc tổ chức dạy và học, để đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho người học thiết kế việc học tập theo nguyên lý “tiệc buffet”.
Để thực hiện các nguyên lý này, chương trình đào tạo phải mềm dẻo và phong phú để trường đại học đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực. Tính mềm dẻo đó được thể hiện qua các phương diện sau đây:

• Về chính sách tuyển sinh: đào tạo theo học chế tín chỉ là một công cụ nhằm đại chúng hoá giáo dục đại học, nhằm tạo cơ hội cho nhiều người tiếp cận với nền giáo dục đại học và thực hiện phương châm học tập suốt đời, góp phần tạo nên một nền kinh tế tri thức, một xã hội học hành. Vì thế cần phải có chính sách tuyển sinh mở cửa hơn.

• Về quản lý học vụ: phải mềm hoá các thủ tục quản lý học vụ, sao cho người học được có lợi nhất, thuận tiện nhất. Cách tổ chức quản lý phải khoa học, chặt chẽ năng lực quản lý phải đủ giỏi để giải quyết mọi tình huống đa dạng do nhu cầu học tập phát sinh. Để thực hiện được điều đó, cần phải đơn giản hoá các thủ tục hành chính, phải phân cấp quản lý sao cho không gây phiền hà cho người học và hơn thế nữa, khích lệ việc học tập của sinh viên.

• Về cơ sở vật chất: đào tạo theo hệ thống tín chỉ phát sinh nhu cầu về trang thiết bị như phòng học, máy móc, tài liệu nghiên cứu, chỗ ngồi trong thư viện… rất lớn. Vì thế cơ sở đào tạo phải có khả năng cung cấp các trang thiết bị đủ để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.

Nói về kinh nghiệm cải cách giáo dục đại học ở Pháp, Mestre C. đã đưa ra kết luận như sau:

“Đòi hỏi ngày càng cao của sinh viên và sự đa dạng của tầng lớp sinh viên cũng buộc các trường đại học phải đưa ra nhiều lộ trình đào tạo càng ngày càng phù hợp với nguyện vọng của họ hơn.” (Mestre C, 2002, 9).

Các biện pháp thực hiện học chế tín chỉ

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

One thought on “Các biện pháp thực hiện học chế tín chỉ

  1. Pingback: Một số vấn đề bất cập khi áp dụng hệ thống tín chỉ - Luận Án Tiến Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?