Các nguyên lý cơ bản của việc đào tạo theo học chế tín chỉ

kế toán cho vay

Mục lục

Các nguyên lý cơ bản của việc đào tạo theo học chế tín chỉ

Nguyên lý dân chủ hoá

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ra đời để đáp ứng nhiều mục tiêu, trong đó có sự thay đổi về quan niệm giáo dục. Từ quan niệm một nền giáo dục dựa trên quyền lực (pédagogie d’autorité) theo đó người học chỉ có nhiệm vụ là phục tùng, là chấp nhận vô điều kiện chương trình mà cơ sở đào tạo quy định và nội dung mà người dạy truyền đạt, đến quan niệm dân chủ trong giáo dục (cf. Democracy and Education, J. Dewey, 1916). Dân chủ trong giáo dục được thể hiện bằng các nỗ lực sau đây:

• quan tâm đến điều kiện của người học: quan niệm giáo dục dành cho tập thể (cả lớp học chung nội dung như nhau) nhường bước cho sư phạm cá thể hoá (pédagogie personnalisée), ở đó, người học được tạo nhiều điều kiện thích hợp để phát triển.

• quan tâm đến nhu cầu và sở thích của người học: người học ngày càng có nhiều “tiếng nói” trong suốt quá trình đào tạo của họ: chẳng những họ có quyền chọn lựa ngành nghề, mà họ còn có quyền thiết kế lộ trình đào tạo, nội dung đào tạo của chính họ (nguyên lý “tiệc buffet”), cũng như quyền tham gia xây dựng và tích luỹ kiến thức trong chừng mực cho phép.

Quan niệm giáo dục lấy người học làm trung tâm chính là biểu hiện tập trung nhất của việc trao quyền dân chủ cho người học càng ngày càng nhiều hơn.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Báo giá dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ chuyên nghiệp[/message]

2. Nguyên lý đại chúng hoá giáo dục đại học (xã hội hoá, theo thuật ngữ của J. Dewey)

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong thời hiện đại ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại có tính năng động càng ngày càng cao (Trexler C.J., 2008, 7), nhằm thực hiện mục tiêu đại chúng hoá giáo dục đại học (massification de l’enseignement supérieur) nhờ sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông. Đại chúng hoá giáo dục đại học được xem là biện pháp tối ưu trong nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực ngày càng có hàm lượng tri thức cao và nâng cao trình độ dân trí. Vì thế đại chúng hoá giáo dục đại học cũng chính là biện pháp hữu hiệu để thực hiện phương châm “học tập suốt đời” mà các nền giáo dục của các nước tiên tiến đang theo đuổi.

Đại chúng hoá giáo dục đại học được thể hiện qua việc:

• tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhiều người có thể tiếp cận với nền giáo dục đại học, bằng cách mở rộng cửa đón tiếp họ khi họ có điều kiện học đại học, bất kể tuổi tác,

• xây dựng quy chế đào tạo đáp ứng được quỹ thời gian dành cho học tập của người học,

• quy chế tốt nghiệp dựa trên số tín chỉ mà họ tích luỹ được, chứ không gò bó ở khung thời gian cứng nhắc.

Nguyên lý này sẽ tạo ra một sự năng động ngày càng lớn trong xã hội. Nó sẽ giúp cho mọi công dân có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của mình, ngược lại hoàn toàn với sự trì trệ của nền giáo dục cũ, ở đó người giáo viên tiểu học sẽ suốt đời làm giáo viên tiểu học, người công nhân sẽ suốt đời làm công nhân. Chính vì thế mà Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học Pháp tổ chức tại Mulhouse tháng 3 năm 2002, đã đưa ra kết luận là “dân chủ hoá và mở cửa phải là các mục tiêu ưu tiên hàng đầu đối với các trường đại học” trong thế kỷ 21 này.

3. Nguyên lý dạy học tích cực

Phát triển các tư tưởng giáo dục mới của các nhà triết học Châu Âu như J.J. Rouseau, Thuyết Tiến bộ được J. Dewey áp dụng trong Trường Thực nghiệm thuộc Đại học Chicago. Ông cho rằng “đã đến lúc các vấn đề về môn học phải phụ thuộc vào người học. […] Bằng cách nhấn mạnh rằng các nhu cầu và mối quan tâm của người học cần phải được xem xét và bằng cách nhận ra rằng người học mang vào nhà trường cơ thể, tình cảm và tinh thần cùng với tâm trí của mình, các nhà tiến bộ đã thu hút được sự chú ý và lòng trung thành của các nhà giáo dục.” (Oliva P.F., 2006, 257).

Các nhà tư tưởng theo thuyết Tiến bộ cho rằng chân lý là tương đối, và giáo dục là nhằm giúp người học không ngừng tìm kiếm chân lý. Vì thế, dạy học là hướng dẫn người học nắm bắt phương pháp khoa học: “Phương pháp khoa học, còn được biết như suy nghĩ phản ảnh, giải quyết vấn đề và hiểu biết thực tế, đã trở thành mục đích lẫn kỹ thuật trong nhà trường tiến bộ. Phương pháp khoa học là kỹ năng cần phải đạt được và phương thức tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề.” (Oliva P.F., 2006, 260).

Đó chính là nền tảng của nguyên lý dạy học tích cực ngày nay.

Các nguyên lý cơ bản của việc đào tạo theo học chế tín chỉ

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Các nguyên lý cơ bản của việc đào tạo theo học chế tín chỉ

  1. Pingback: Các biện pháp thực hiện học chế tín chỉ - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?