Vị trí pháp lý của chính quyền cấp tỉnh trong hệ thống chính quyền

trình độ học vấn

Vị trí pháp lý của chính quyền cấp tỉnh trong hệ thống chính quyền

Tổ chức quyền lực ở các nhà nước trong lịch sử có khác nhau nhưng dẫu là nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản hay nhà nước XHCN thì bất kỳ nhà nước nào cũng có hai hệ thống chính quyền là chính quyền TW và chính quyền địa phương, xuất phát từ một số lý do căn bản:

Một là, từ việc phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính. Mục đích của việc phân chia này nhằm đảm bảo sự quản lý thống nhất, toàn diện, cụ thể và trực tiếp.

Hai là, tại các đơn vị hành chính được phân chia tất yếu phải thiết lập các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo sự quản lý được thống nhất. Chính quyền địa phương là một cầu nối quan trọng, là con đường ngắn nhất để đưa các quyết định của cấp TW đến với cấp cơ sở.

Ba là, bản thân chính quyền TW không thể tập trung mọi nhiệm vụ của nhà nước ở TW mà cần thiết phải có sự chuyển giao, phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho chính quyền địa phương [9].

Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, vị trí của chính quyền cấp tỉnh trong bộ máy nhà nước nói chung và hệ thống chính quyền địa phương nói riêng có những điểm khác biệt khi đất nước chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang KTTT định hướng XHCN. Đó là, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chính quyền cấp tỉnh thụ động thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch mà chính quyền TW giao. Trong thời kỳ đổi mới, chính quyền cấp tỉnh là một cấp chính quyền có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở chính sách, pháp luật của TW và điều kiện cụ thể của địa phương [9].

Trong hệ thống chính quyền địa phương, chính quyền cấp tỉnh là cấp hành chính cao nhất trong 3 cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã). Chính quyền cấp tỉnh có nhiệm vụ xây dựng, quyết định quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế – xã hội địa phương làm cơ sở cho hoạt động của chính quyền cấp huyện và cấp xã dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và điều kiện đặc thù của địa phương. Quy hoạch, kế hoạch, chính sách mà chính quyền cấp tỉnh quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nói chung của tỉnh. Trong khi đó, cấp TW chỉ có thể ban hành những chủ trương, chính sách, biện pháp ở tầm vĩ mô mà khó có thể điều tiết ở tầm vi mô đối với từng tỉnh. Do đó, những quy hoạch, kế hoạch, chính sách này sẽ góp phần phát huy, tận dụng được những thế mạnh, tiềm năng sẵn có, đồng thời hạn chế, khắc phục những yếu kém, tồn tại của địa phương.

Với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW trên phạm vi cả nước, chính quyền cấp tỉnh ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong bộ máy chính quyền địa phương nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung. Sự đi lên về kinh tế, ổn định về chính trị – xã hội của một tỉnh là minh chứng rõ ràng nhất năng lực hoạt động của bộ máy chính quyền tỉnh, thành phố đó. Rõ ràng trong bối cảnh đổi mới cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá quốc tế, cấp tỉnh ngày càng tỏ rõ là cấp giữ vị trí chiến lược, thể hiện tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa trên nhiều phương diện về kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, hợp tác quốc tế [9].

Vị trí pháp lý của chính quyền cấp tỉnh trong hệ thống chính quyền

5/5 - (101 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Vị trí pháp lý của chính quyền cấp tỉnh trong hệ thống chính quyền

  1. Pingback: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?