Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay
Phát triển nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam. Trong nền KTTT và xu hướng phi tập trung hoá, vai trò của chính quyền cấp tỉnh càng thể hiện rõ nét. Nét đặc trưng cơ bản của vai trò chính quyền cấp tỉnh là tính toàn diện, trực tiếp và là trung tâm điều phối trên mọi lĩnh vực tại địa phương.
Vai trò ấy gắn liền với chức năng quản lý, tổ chức, điều hành trên mọi lĩnh vực của sản xuất, đời sống xã hội tại địa phương, đồng thời gắn trực tiếp với quyền, lợi ích hợp pháp của những công dân, tổ chức hay những nhóm đối tượng cụ thể. Chính quyền cấp tỉnh luôn giữ vai trò trung tâm và chi phối hoạt động trong hệ thống chính quyền địa phương. Về cơ bản, vai trò của chính quyền cấp tỉnh thể hiện ở nội dung sau.
Thứ nhất, chính quyền cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương [64]. Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chính quyền cấp tỉnh giữ trọng trách đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm phát huy thế mạnh của địa phương, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập. Sự phát triển kinh tế của các tỉnh là bằng chứng xác thực nhất cho năng lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, trong đó đặc biệt là chính quyền cấp tỉnh. Rõ ràng khi đánh giá về tốc độ phát triển kinh tế của các tỉnh, vai trò của chính quyền cấp tỉnh, nhất là đội ngũ lãnh đạo tỉnh được tập trung chú ý nhiều hơn [9].
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Vị trí pháp lý của chính quyền cấp tỉnh trong hệ thống chính quyền[/message]Thứ hai, chính quyền cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, phát triển nguồn nhân lực vì mục tiêu phát triển con người.
Trong nền KTTT định hướng XHCN, vai trò của chính quyền cấp tỉnh được thể hiện ở hai nội dung chủ yếu sau:
Một là, chính quyền cấp tỉnh là cấp quan trọng nhất trong hệ thống chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của TW về phát triển kinh tế địa phương. Vai trò này thể hiện trên một số khía cạnh: 1- Chính quyền cấp tỉnh xây dựng khung pháp lý thuận lợi, minh bạch cho các chủ thể kinh tế trên cơ sở chính sách, pháp luật của TW và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương; 2- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, giải pháp phát triển địa phương; 3- Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, có trật tự, kỷ cương trong phát triển kinh tế; 4- Cải cách thủ tục hành chính; 5- Tham gia hợp tác thương mại quốc tế.
Hai là, chính quyền cấp tỉnh là cấp quan trọng nhất trong việc khắc phục những khuyết tật của KTTT tại địa phương.
Như vậy, vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong điều kiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN và phân cấp quản lý kinh tế trên nhiều lĩnh vực đã trở nên quan trọng và to lớn hơn, thể hiện ở phạm vi quyền hạn được mở rộng, trách nhiệm được nâng cao. Với vai trò đó, giữa các tỉnh đã có sự ganh đua nhau để thu hút đầu tư phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Chính sự ganh đua ấy thể hiện thông qua nỗ lực nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh sẽ trình bày sau đây.
Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT