Vai trò của vốn chủ sở hữu trong hoạt động ngân hàng thương mại

Vai trò của vốn chủ sở hữu trong hoạt động ngân hàng thương mại

Vốn chủ sở hữu của NHTM đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động và đảm bảo cho ngân hàng khả năng phát triển lâu dài qua các vai trò sau:

Vai trò bảo vệ cho NHTM

–  Giúp ngân hàng chống lại rủi ro phá sản, bù đắp những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ. Vốn chủ sở hữu đóng vai tr  là một tấm đệm giúp chống lại rủi ro cho tới khi ngân hàng có thể tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại và đưa ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động  ình thường.

–  Kinh doanh ngân hàng gắn liền với rất nhiều rủi ro. Khi đó, các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắp bằng vốn chủ sở hữu (đầu tiên là các quỹ dự trữ, sau đó là lợi nhuận tích luỹ chưa phân phối, thặng dư và cuối cùng cổ phần).

– Bảo vệ người gửi tiền khi ngân hàng gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

– Nâng cao uy tín của ngân hàng với khách hàng, các nhà đầu tư…Nâng cao uy tín, tạo niềm tin cho công chúng và sự đảm   ảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng, vốn chủ sở hữu góp phần   ảo vệ lợi ích của người gửi tiền.

Trường hợp ngân hàng phá sản hoặc ngừng hoạt động, thứ tự các khoản được hoàn trả là: các khoản tiền gửi, nghĩa vụ với chính phủ và người lao động, các khoản vay, sau đó là các giấy nợ có khả năng chuyển đổi, cổ phần ưu đãi và cuối cùng là cổ phần thường. Do đó, nếu quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn, người gửi tiền và người cho vay sẽ thấy yên tâm hơn đồng thời cũng góp phần giảm bớt rủi ro cho cơ quan  ảo hiểm tiền gửi.

– Cung cấp năng lực tài chính cho quá trình tăng trưởng, điều tiết sự tăng trưởng, phát triển mở rộng quy mô, phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, vốn chủ sở hữu góp phần điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng: rất nhiều các quy định về hoạt động ngân hàng của các cơ quan quản lý có liên quan chặt chẽ với vốn chủ sở hữu như: quy mô nguồn tiền gửi tính theo tỷ lệ với vốn chủ sở hữu, quy mô cho vay tối đa đối với một hoặc một nhóm khách hàng, nắm giữ cổ phần của công ty khác, mở mạng lưới chi nhánh, mua sắm tài sản cố định, thành lập công ty con… đều tính theo tỷ lệ với vốn chủ sở hữu. Như vậy, quy mô và cấu trúc hoạt động của ngân hàng được điều chỉnh theo vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng lại có vai trò rất quan trọng như phân tích trên.

Vai trò hoạt động của vốn chủ sở hữu

Là điều kiện bắt buộc theo quy định của pháp luật để ngân hàng có thể hoạt động, vốn chủ sở hữu tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động của ngân hàng.

Để hoạt động,   an đầu ngân hàng phải có được số vốn tối thiểu (vốn pháp định). Số vốn này trước hết dùng để đầu tư trang thiết bị, công nghệ ngân hàng, nhà cửa cần thiết cho quá trình kinh doanh, phần còn lại tham gia vào hoạt động tự doanh của ngân hàng như cho vay hoặc kinh doanh đầu tư khác theo qui định của Pháp luật.

Để cạnh tranh tốt, các ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng, nâng cao năng suất lao động và an toàn cho ngân hàng. vốn chủ sở hữu được sử dụng để đầu tư công nghệ mới, mở thêm chi nhánh, quầy giao dịch, văn ph ng đại diện…

– Cung cấp năng lực tài chính cho quá trình tăng trưởng, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động cũng như sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ mới.

Vai trò điều chỉnh

Các cơ quan quản lý có thể điều chỉnh hoạt động Ngân hàng thông qua qui định các giới hạn liên quan trên vốn chủ sở hữu.

–  Quy định về mức vốn tối thiểu khi thành lập;

–  Quy định về giới hạn huy động vốn;

–  Quy định về giới hạn sử dụng vốn;

–  Quy định quy mô vốn và mức độ tăng trưởng vốn để cho phép mở rộng quy mô của ngân hàng;

–  Quy định về tỉ lệ an toàn trong kinh doanh.

Ngoài ra, Vốn chủ sở hữu có vai trò điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng: thông thường theo Luật tổ chức tín dụng và các quy chế an toàn trong kinh doanh tiền tệ thì phạm vi hoạt động cũng như quy mô kinh doanh của một ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu được dùng vào các giới hạn sau đây: tỷ lệ đầu tư cổ phần hoặc liên doanh với vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay các đối tượng ưu đãi so với vốn chủ sở hữu; là căn cứ để giới hạn các hoạt động kinh doanh tiền tệ…Nếu có sự vi phạm vượt các mức giới hạn quy định thì NHTM bị đánh giá ở tình trạng mất an toàn.

Vai trò của vốn chủ sở hữu trong hoạt động ngân hàng thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Vai trò của vốn chủ sở hữu trong hoạt động ngân hàng thương mại

  1. Pingback: Khái niệm quản trị vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?