Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Phát triển sản phẩm bancassurance

Mục lục

Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là quá trình tổ chức, sử dụng các phương pháp, tiêu chí, chỉ tiêu, thang đo xác định để tính toán, đánh giá, phân loại năng lực cạnh tranh các tỉnh. Việc xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm đánh giá môi trường kinh doanh (mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh) nhằm thúc đẩy chính quyền tỉnh đổi mới quản lý, tạo dựng lòng tin và làm hài lòng nhà đầu tư và DN. Mục đích của việc cải thiện xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được khái quát như sau.

1. Thu hút đầu tư phát triển kinh tế – xã hội địa phương

Vấn đề đặt ra cho chính quyền cấp tỉnh là thu hút được các nguồn lực  trong và ngoài tỉnh vào đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Do đó, cần tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn (trong khuôn khổ chính sách, luật pháp thống nhất). Việc này đặt ra yêu cầu phải đổi mới quản lý (đồng hành cùng các nhà đầu tư) và tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động đầu tư (như hạ tầng, nhân lực,…). Vì thế, xếp hạng năng lực cạnh tranh thực chất là so sánh mức độ thuận lợi của môi trường đầu tư ở các tỉnh với mục tiêu thúc đẩy sự ganh đua.

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện môi trường đầu tư có mối quan hệ biện chứng với nhau. Một tỉnh có môi trường đầu tư và kinh doanh tốt thì sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn, ngược lại để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đòi hỏi phải không ngừng cải thiện môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư và kinh doanh được xem là điều kiện quyết định đến năng lực cạnh tranh của một địa phương.

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được nâng cao, tức là môi trường kinh doanh của tỉnh được cải thiện, sẽ hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh trong việc tiến hành hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Khi đã thu hút nhiều các dự án đầu tư có chất lượng và sản xuất kinh doanh phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, tăng nhanh giá trị tăng thêm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động và người dân địa phương.

2. Khai thác thế mạnh mối quan hệ liên vùng, liên địa phương

Phát triển kinh tế vùng bao gồm các hoạt động xây dựng lợi thế cạnh tranh của vùng và của các DN trong vùng nhằm tạo thu nhập và việc làm. Đó là các hoạt động được thực hiện bởi chính quyền địa phương, các hiệp hội DN, các DN và các đối tượng khác nhằm xoá bỏ những cản trở và giảm chi phí cho các DN, đẩy mạnh tính cạnh tranh của các DN và tạo ra lợi thế hơn hẳn cho từng địa phương và các DN thuộc vùng đó.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Cạnh tranh cấp tỉnh[/message]

Thực chất mục tiêu này chính là khai thác và phát huy lợi thế so sánh của mỗi tỉnh trong vùng. Nâng cao năng lực cạnh tranh một tỉnh không tách rời mục tiêu phát triển chung của vùng và của cả nước. Bởi thực tiễn cho thấy, có những tỉnh chủ yếu cung cấp nguồn lực cho các tỉnh khác, nhưng xét trên tổng thể quốc gia hay vùng thì lại thu được nhiều lợi ích. Mặt khác, các tỉnh cũng không thể đua nhau cùng xây dựng những công trình hạ tầng lớn (như bến cảng, sân bay,…) tại địa phương mình bởi chi phí đầu tư cao, nếu xét trên phạm vi cả nước rất lãng phí hoặc phân tán nguồn lực, lúc đó mỗi tỉnh dường như trở thành một nền kinh tế độc lập tương đối, dẫn đến suy giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia.

Do đó, để thực hiện mục tiêu này, quá trình cạnh tranh giữa các tỉnh trong vùng phải trên dựa trên cơ sở hợp tác nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương. Với hàm nghĩa ấy, nâng cao NLCT cấp tỉnh cũng nhằm khai thác thế mạnh mối quan hệ liên vùng, liên ngành, liên địa phương trong phạm vi cả nước.

Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?