Vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với hoạt động đào tạo

Khái niệm chính sách tiền tệ

Vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với hoạt động đào tạo

Chi ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo là quá trình phân phối, sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quĩ ngân sách nhà nước để duy trì, phát triển hoạt động đào tạo theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

Vai trò của chi ngân sách nhà nước không chỉ đơn thuần là cung cấp nguồn lực tài chính để duy trì, củng cố các hoạt động đào tạo, mà còn có tác dụng định hướng, điều chỉnh các hoạt động đào tạo phát triển theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trước đây, trong điều kiện phát triển kinh tế theo tư duy kế hoạch hóa tập trung, thì toàn bộ vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo đều do ngân sách nhà nước đài thọ. Nhưng hiện nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa với quan điểm GDĐT là sự nghiệp của quần chúng, Đảng và Nhà nước có chủ trương xã hội hóa hoạt động đào tạo, theo đó, Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, kể cả nguồn vốn trong nước và quốc tế. Trong điều kiện với nhiều nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo như vậy nhưng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vẫn có vai trò trọng yếu, thể hiện trên các giác độ chính sau đây:

Thứ nhất, ngân sách nhà nước luôn là nguồn chủ yếu cung cấp tài chính để duy trì, định hướng sự phát triển của hoạt động đào tạo theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Mặc dù những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách để huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động đào tạo (như chính sách đóng học phí, lệ phí tuyển sinh, đóng góp xây dựng trường sở, đóng góp phí đào tạo từ các cơ sở sử dụng lao động, các chính sách ưu đãi về thuế, huy động các nguồn tài trợ khác cho hoạt động đào tạo…), tuy nhiên, do việc xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo thực hiện chậm, các thành phần kinh tế phi Nhà nước phát triển chưa mạnh, nên sự đóng góp cho hoạt động đào tạo còn bị hạn chế. Chính vì vậy, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho đến nay vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Vai trò của hoạt động đào tạo[/message]

Thứ hai, chi ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ Giảng viên trong các cơ sở đào tạo, điều này ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chất lượng đào tạo. Hiện nay, trừ một phần nhỏ các trường Dân lập, Bán công, lương và phụ cấp cho Giảng viên đều do ngân sách nhà nước bảo đảm. Chính vì vậy, với một chính sách lương và phụ cấp hợp lý, cho phép các Giảng viên không cần phải kiếm việc làm thêm mà vẫn bảo đảm đời sống, sẽ là nhân tố có tính quyết định đến chất lượng đào tạo.

Thứ ba, chi ngân sách nhà nước là nguồn vốn duy nhất bảo đảm kinh phí để thực hiện các chương trình – mục tiêu quốc gia về hoạt động đào tạo, như Dự án đổi mới chương trình đào tạo, Giáo trình, Dự án đào tạo, bồi dưỡng Giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, Dự án tăng cường cơ sở vật chất các nhà trường… Đây là những chương trình, mục tiêu lớn cần phải triển khai và đòi hỏi cấp kinh phí lớn. Vì vậy, Nhà nước phải tập trung ngân sách nhà nước đầu tư triển khai thực hiện các chương trình này.

Thứ tư, trong điều kiện đa dạng hóa các hoạt động đào tạo như hiện nay thì vai trò định hướng của Nhà nước thông qua chi ngân sách nhà nước để điều phối qui mô, cơ cấu giữa các cấp, ngành, vùng đào tạo là hết sức quan trọng, giúp hoạt động đào tạo phát triển cân đối, theo đúng định hướng của Nhà nước.

Thứ năm, đầu tư ngân sách nhà nước có tác dụng hướng dẫn, kích thích thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho đào tạo. Thông qua việc Nhà nước đầu tư hình thành nên các trung tâm giáo dục, có tác dụng thu hút sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình dịch vụ phục vị cho trung tâm đào tạo đó. Hơn nữa, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư của từng cá nhân chưa đáp ứng yêu cầu của các dự án đào tạo, thì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là vốn đối ứng quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực khác cùng đầu tư cho đào tạo [53].

Vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với hoạt động đào tạo

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với hoạt động đào tạo

  1. Pingback: Khái niệm về quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?