Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp

Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp

Mục lục

Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp

Phương pháp phân tích tình hình tài chính kế toán là một hệ thống các công cụ biện pháp, các kỹ thuật và cách thức nhằm tiếp cận, nghiên cứu các hiện tượng và các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng tiền chuyển dịch và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Từ đó giúp các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính kế toán có các quyết định phù hợp theo mục đích và yêu cầu của từng đối tượng. Để đánh giá các kết quả kinh tế cũng như kết quả của việc thực hiện các mục tiêu do chính doanh nghiệp đưa ra, phân tích có thể sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế.

1. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích báo cáo tài chính nhằm nghiên cứu kết quả, sự biến động và mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

So sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi tình hình tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

So sánh số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp và số liệu trung bình của ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình là tốt hay xấu, được hay chưa được.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Hệ thống báo cáo tài chính[/message]

So sánh có ba hình thức: so sánh theo chiều dọc, so sánh theo chiều ngàng và so sánh theo xu hướng.

– So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể

– So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó thông qua các kỳ tiếp theo.

– So sánh theo xu hướng thường dùng số liệu từ na năm trở lên để thấy được sự tiến triển của các chỉ tiêu so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làm nổi bật sự biến động tình hình tài chính hiện tại và dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Khi tiến hành so sánh phải giải quyết các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh:

Điều kiện so sánh được: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần được thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp và đơn vị tính. Khi so sánh về không gian, thường là so sánh trong một ngành nhất định nên cần phải quy đổi về cùng một quy mô với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Tiêu chuẩn so sánh được: Là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh ( còn gọi là kỳ gốc). Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích mà chọn các chỉ tiêu chuẩn so sánh thích hợp.

Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh thường sử dụng dưới các dạng sau:
So sánh bằng con số tuyệt đối: Khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ biết được quy mô biến động ( mức tăng hay giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc biểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công cụ thể.

So sánh bằng số tương đối: Số tương đối phản ảnh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. Do vậy, so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu.

So sánh bằng số bình quân: Số bình quân phản ánh mức độ bình quân hay đặc điểm điển hình của một tổ, một bộ phận, một đơn vị,…. Khi so sánh bằng số bình quân, các nhà quản lý sẽ biết được mức độ mà doanh nghiệp đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành… Từ đó, xác định được vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể, trong ngành.

2. Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ được sử dụng nhằm xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Theo phương pháp này, khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại.

Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai cách là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch:

Phương pháp thay thế liên hoàn

Thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu. Các nhân tố chưa được thay thể phải giữ nguyên kỳ gốc. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của nghiên cứu trước khi thay thế nhân tố. Mức chênh lệch về trị số của nghiên cứu sau và trước khi thay thế nhân tố chính là ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự biến động của chỉ tiêu.

Để áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần đảm bảo điều kiện và trình bày sau:

– Xác định chỉ tiêu phản ảnh đối tượng nghiên cứu;

– Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Các nhân tố này phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số.

– Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu vào một công thức toán học theo thứ tự nhân tố từ nhân tố số lượng đến chất lượng.

– Thay thế lần lượt giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên cứu. Có bao nhiêu nhân tố thì có bấy nhiêu lần và nhân tố nào đã thay thế thì giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng. Sau mỗi lần thay thế trị số của từng nhân tố, phải xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng (nếu có).

– Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
Phương pháp chênh lệch

Điều kiện và trình tự vận dụng phương pháp số chênh lệch cũng tương tự như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác ở chỗ: để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó để xác định.

3. Phương pháp phân chia các hiện tượng và các kết quả kinh tế

Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích, phương pháp phân tích, phương pháp phân chia theo những tiêu chí sau:

– Phân chia theo yếu tố cấu thành: Mọi kết quả kinh doanh đều biểu hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận, chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng các biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được.

– Phân chia theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Phân chia theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh.

Tùy theo đặc tính của quá trình kinh doanh, tùy theo nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và tùy thuộc vào mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cần chi tiết khác nhau và chỉ tiêu khác nhau phải chi tiết.

– Phân chia theo địa điểm phát sinh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều hình thành tại các bộ phận, các phân xưởng, các tổ, đội sản xuất kinh doanh thực hiện. Bởi vậy, phương pháp này thường được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh doanh trong các trường hợp sau:

Đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ.

Phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Tùy mục tiêu đề ra có thể lựa chọn các chỉ tiêu chi tiết phù hợp về các mặt: Năng xuất, chất lượng, giá thành.

Khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động…

Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?