Những giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Quảng Ninh

cổ đông nhỏ

Những giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Quảng Ninh

Để phát triển kinh tế xanh, Quảng Ninh cần tập trung vào những giải pháp sau đây:

Thứ nhất: Làm tốt công tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch: Quy hoạch phát triển không gian kinh tế – xã hội; Quy hoạch đô thị và hạ tầng; Quy hoạch tài nguyên thiên nhiên và đất đai; Quy hoạch về phát triển khoa học công nghệ; Quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Quy hoạch bảo vệ môi trường…

Thứ hai: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là phục vụ tăng trưởng xanh (trong các ngành kinh tế biển, thương mại, du lịch, nông nghiệp sinh thái…); xây dựng cơ chế chính sách để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài xây dựng các cơ sở đào tạo chất lượng cao, đa ngành tại Quảng Ninh.

Thứ ba: Đẩy mạnh huy động các nguồn lực: nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, nguồn lực tinh thần, nguồn lực từ truyền thống văn hoá, lịch sử… tiến tới xóa bỏ những tập quán cũ, hủ tục, lạc hậu… Tận dụng và khai thác tối đa vị trí địa chiến lược của Quảng Ninh; khai thác có hiệu quả truyền thống, văn hoá, lịch sử, cảnh quan; thương hiệu quốc tế Vịnh Hạ Long, các sản phẩm đặc trưng; truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết “kỷ luật và đồng tâm”; thái độ niềm nở, vui vẻ cầu thị của mỗi người Quảng Ninh…

Thứ tư: Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó trước hết là tạo bước đột phá xây dựng các công trình có tính chất động lực như đường cao tốc, sân bay, hệ thống bến cầu cảng, hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng một số thiết chế văn hoá mang tính khác biệt để phát triển du lịch. Ngoài ra, xây dựng cơ chế để thu hút đầu tư hạ tầng đô thị, hạ tầng khu kinh tế – khu công nghiệp, hạ tầng thương mại, hạ tầng KH-CN, công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo, y tế…

Thứ năm: Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn FDI, ODA. Phải làm tốt hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư, trước hết là công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, phát triển hạ tầng đồng bộ và cải cách triệt để thủ tục hành chính …

Thứ sáu: Tập trung cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; xây dựng chính quyền điện tử và thành lập trung tâm dịch vụ hành chính công; triển khai đào tạo công dân điện tử. Tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính không phù hợp trên tất cả các lĩnh vực. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư; bộ phận một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ bảy: Đầu tư cho phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, cùng với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để từng bước hình thành và phát triển kinh tế tri thức. Dành nguồn lực để đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KH-CN; phát triển mạnh doanh nghiệp KH-CN; đổi mới cơ chế quản lý khoa học và tranh thủ khai thác, ứng dụng công nghệ từ các quốc gia phát triển… Bên cạnh đó, chú trọng tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Thứ tám: Cần cơ cấu lại kinh tế ngành và địa phương theo hướng “xanh”.

(1) Phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại:

+ Phát triển nhanh, đồng bộ các ngành dịch vụ, nhất là các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao

+ Đa dạng hóa, mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh của các loại hình dịch vụ mà tỉnh có lợi thế

+ Đa dạng hoá sản phẩm du lịch độc đáo, mang đặc trưng của Hạ Long, Quảng Ninh.

(2) Phát triển công nghiệp xanh:

+ Tiếp tục phát huy tối đa công nghiệp trung ương tại địa phương; phát triển công nghiệp khai thác than, nhiệt điện, đóng tàu, vật liệu xây dựng một cách hợp lý, bền vững, dựa vào khoa học và công nghệ. Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp địa phương, trọng tâm là công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường.

+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với hình thành các vùng sản xuất rau, hoa, quả, cây cảnh…, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.

(3) Định hình không gian phát triển kinh tế – xã hội Quảng Ninh theo hướng “Một tâm – hai tuyến – đa chiều – hai điểm đột phá” với Hạ Long làm trung tâm và hai tuyến: phát triển lan tỏa theo mô hình “Một tâm – Hai tuyến – Đa chiều – Hai điểm đột phá”. Tâm là thành phố Hạ Long. Tuyến phía Tây gồm 5 đơn vị hành chính (Ba Chẽ, Hoành Bồ, Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều) xuất phát từ Hạ Long đến Đông Triều hướng tới đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, liên kết vùng ở cấp quốc gia bởi hệ thống đường thủy, đường bộ, đường sắt. Tuyến phía Đông gồm 8 đơn vị hành chính (Cẩm Phả, Móng Cái, Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà); xuất phát từ Hạ Long đến Móng Cái và hướng tới khu vực Đông Bắc Á, Trung Quốc; kết nối khu vực ở cấp quốc tế bởi các cửa khẩu, cụm cảng hàng không và hàng hải quốc tế. Đa chiều là sự phát triển không bị giới hạn bởi địa giới hành chính; có tính chất động và mở. Hai điểm đột phá là xây dựng và phát triển Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn và Khu kinh tế cửa khẩu tự do Móng Cái.

Những giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Quảng Ninh

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?