Những đặc điểm cơ bản, tình hình tôn giáo ở Việt Nam

đối tác chiến lược

Những đặc điểm cơ bản, tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng tôn giáo. Đến nay Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân cho 12 tôn giáo và cấp đăng ký hoạt động cho 32 tổ chức tôn giáo (tôn giáo gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ ân Hiếu nghĩa, Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo, Minh lý đạo – tam tông miếu và đạo Bà hải. Chức sắc các tôn giáo: Phật giáo 48.498, Công giáo 3.394, Tin lành 132, Cao Đài 14.261, Hòa Hảo 1.956, Hồi giáo 699. Cơ sở thờ tự: Phật giáo 16.984, Công giáo 5.546, Tin lành 320, Cao Đài 1.290, Hòa Hảo 39, Hồi giáo 79. Cơ sở đào tạo: Phật giáo Học viện Phật giáo 4; Công giáo Đại chủng viện 6); khoảng 25% dân số là tín đồ theo các tôn giáo. Số lượng tín đồ 6 tôn giáo lớn: Phật giáo 10 triệu; Công giáo 5,9 triệu; Cao Đài 2,4 triệu; Phật giáo Hòa Hảo 1,3 triệu, Tin lành gần 1 triệu; Hồi giáo trên 7 vạn.

– Đại đa số tín đồ các tôn giáo là người lao động, chủ yếu là nông dân cư trú trên địa bàn cả nước, một bộ phận tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo cư trú ở các địa bàn Tây Bắc (100 ngàn), Tây Nguyên (400 ngàn), Tây Nam Bộ (1,3 triệu).

– Trong công cuộc đổi mới đất nước, đa số chức sắc và tín đồ các tôn giáo tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hành đạo trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

– Tuy nhiên, tình hình hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn các yếu tố có thể gây mất ổn định ở cơ sở:

+ Một số tôn giáo đẩy mạnh củng cố tổ chức, phát triển tín đồ, phô trương thanh thế, lợi dụng truyền đạo trái pháp luật, kích động tín đồ đòi đất, cơ sở thờ tự của tôn giáo. Ở một số nơi, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo kích động tín đồ tham gia hoạt động chống đối chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc gây mất ổn định chính trị xã hội.

+ Thành lập các Hội đoàn tôn giáo mang yếu tố chính trị, kích động tín đồ, làm giảm vai trò, uy tín của đảng viên có đạo ở cơ sở địa phương. Còn xuất hiện “tà đạo” mang yếu tố mê tín, phản văn hoá, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

+ Các thế lực thù địch trong và ngoài nước triệt để lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo gắn với vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền để chống phá cách mạng nước ta.

Những đặc điểm cơ bản, tình hình tôn giáo ở Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?