Những đặc điểm cơ bản, tình hình dân tộc ở Việt Nam

ùn tắc giao thông

Những đặc điểm cơ bản, tình hình dân tộc ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc (53 dân tộc thiểu số chiếm 14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới), cùng cư trú, tồn tại và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam, đã sớm hình thành các đặc điểm cơ bản:

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam chung sống đoàn kết, hoà hợp. Ngay từ thuở khai sinh, các dân tộc phải cố kết, chung sức, chung lòng chống chọi với thiên nhiên, bão lũ; tinh thần đoàn kết càng được phát huy hơn trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Trong sự nghiệp cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống đoàn kết, thống nhất dân tộc không ngừng được củng cố và phát triển, tạo nên sức mạnh vĩ đại để chiến thắng thiên tai, chiến thắng thù trong, giặc ngoài đem lại thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, có trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đồng đều, nhưng không có sự phân chia lãnh thổ và chế độ xã hội riêng. Hình thái cư trú xen kẽ nhiều dân tộc anh em, phản ánh mối quan hệ đoàn kết, thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong một quốc gia. Những năm gần đây, gắn liền với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tính chất đan xen đó càng tăng lên. Hiện nay, ở miền núi hầu như không có tỉnh, huyện nào chỉ có một cồng đồng hai dân tộc sinh sống, như: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng… Do địa bàn cư trú, phong tục tập quán và tâm lý, lối sống của các dân tộc, nên trình độ phát triển kinh tế – xã hội của vùng, miền dân tộc không đồng đều. Một số dân tộc có dân số ít, ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế – xã hội còn gặp khó khăn, như: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu…

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ[/message]

 Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú, thống nhất. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống, tín ngưỡng tôn giáo mang tính đặc thù, tạo nên những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc, tồn tại và phát triển trong tính đa dạng và thống nhất của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Đồng bào cư trú suốt dọc tuyến biên giới phía Bắc, Tây và Tây Nam, có nhiều cửa ngõ thông thương giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là địa bàn có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Trong tình hình hiện nay, miền núi là địa bàn tiềm năng, mang tính chiến lược, cơ bản cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Kinh tế ở miền núi, các dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, tình trạng du canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng vẫn còn khó khăn, nhiều nơi môi trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái.

– Tỉ lệ hộ đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi cao hơn so với bình quân chung cả nước, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng; chất lượng, hiệu quả về giáo dục đào tạo còn thấp, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một, một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển.

– Hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn yếu, tỉ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học thấp. Năng lực, trình độ cán bộ xã, phường còn hạn chế, số lượng đảng viên là người dân tộc thiểu số thấp, vẫn còn thôn bản chưa có đảng viên. Hoạt động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể ở nhiều nơi chưa sát dân, chưa tập hợp được đồng bào.

– Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn về đời sống, trình độ dân trí thấp của đồng bào và những sai sót của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta để kích động tư tưởng ly khai, tự trị, phá hoại truyền thống đoàn kết và thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gây mất ổn định chính trị, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm.

Những đặc điểm cơ bản, tình hình dân tộc ở Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Những đặc điểm cơ bản, tình hình dân tộc ở Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?