Mục lục
Nguyên nhân hạn chế trong kiểm toán nội bộ tại Agribank
1. Môi trường kinh doanh
Môi trƣờng kinh doanh thay đổi, hội nhập quốc tế sâu rộng khiến cho rủi ro trong kinh doanh NH ngày càng cao, các sai phạm trong lĩnh vực NH có xu hƣớng tăng và tinh vi hơn, trong khi hoạt động KTNB còn khá mới mẻ với các NHTM Việt Nam.
2. Đặc điểm của ngân hàng
Đặc điểm kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung, của Agribank nói riêng gây khá nhiều khó khăn cho hoạt động kiểm toán nội bộ:
Agribank có mạng lƣới quá rộng, phân tán từ thành thị đến nông thôn, các món vay nhỏ lẻ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đội ngũ nhân sự còn chƣa đƣợc chuẩn hoá, đồng bộ.
Mới tiếp cận với kinh doanh ngân hàng hiện đại và đang trong quá trình tái cơ cấu.
Hệ thống KSNB của ngân hàng còn nhiều điểm bất cập, các quy trình, quy chế chƣa đầy đủ về số lƣợng và còn nhiều kẽ hở cần đƣợc bổ sung, hoàn thiện, ví dụ:
Ngân hàng chƣa xây dựng đƣợc khung đánh giá thế nào là một quy trình hiệu quả, đƣợc các bên liên quan trong ngân hàng công nhận. Ngân hàng cũng chƣa có phƣơng pháp nhận diện rủi ro thống nhất cũng nhƣ chƣa có phƣơng pháp dự báo rủi ro hữu hiệu. Thêm vào đó, công tác dự báo rủi ro chƣa kịp thời, thể hiện ở việc công văn chỉ đạo hạn chế tín dụng đối với một ngành nghề, lĩnh vực cho vay đƣợc ban hành khi đã phát sinh nợ xấu hoặc khi tỷ trọng cho vay nhóm đối tƣợng đó đã ở mức khá cao, gây không ít lung túng trong công tác điều hành.
Hệ thống quản lý rủi ro hiện nay tại Agribank chƣa cho phép đánh giá rủi ro cấp độ danh mục đầu tƣ do chƣa sử dụng một mô hình xác định rủi ro chuyên biệt nào, cũng nhƣ chƣa thu thập đƣợc số liệu thống kê đầy đủ về độ tin cậy, đƣờng phân phối lời lỗ của danh mục đầu tƣ…Thiếu sót này sẽ dẫn đến các quyết định phân bổ chỉ tiêu không rõ ràng, khoa học, không tránh đƣợc việc cho vay những lĩnh vực có mức độ rủi ro cao, khả năng gây tổn thất lớn
Hệ thống phần mềm của Ngân hàng hiện nay chƣa hỗ trợ để đánh giá theo các tiêu chí tài chính và phi tài chính, đặc biệt chƣa có kế toán quản trị tham gia vào việc phân bổ thu nhập, chi phí hay nói cách khác chƣa có hệ thống phân tích lợi nhuận, chi phí đa chiều… nên rất khó có thể kết luận một quy trình, quy chế nào đó hiệu quả hay chƣa hiệu quả.
3. Quy định pháp lý chưa đầy đủ và phù hợp
– Nƣớc ta chƣa có tổ chức nghề nghiệp nào cho kiểm toán nội bộ, chƣa có chuẩn mực kiểm toán nội bộ. Các quy định khung về hoạt động kiểm toán nội bộ từ phía Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nƣớc còn thiếu và mỏng nên chƣa tạo ra lớp đệm vững chắc cho hoạt động này. Hiện nay khung pháp lý cao nhất cho hoạt động kiểm toán nội bộ là Luật Doanh nghiệp cũ và mới . Khái niệm đầu tiên liên quan đến kiểm toán nội bộ quy định trong luật là ban kiểm soát do cổ đông bầu ra. Tuy nhiên, vai trò, chức năng, trách nhiệm của ban kiểm soát còn quá mơ hồ. Các doanh nghiệp nhà nƣớc có thêm một quy định, hƣớng dẫn về vấn đề kiểm toán nội bộ Quyết định 832/TC/QQĐ/CĐKT năm 1997 . Theo đó, phòng kiểm toán nội bộ vẫn báo cáo lên tổng giám đốc nhƣ một bộ phận thuộc sự điều hành của tổng giám đốc. Điều này làm giảm tính độc lập của phòng kiểm toán nội bộ, vì toàn bộ hệ thống quản lý trong doanh nghiệp do ban giám đốc quy định đều là đối tƣợng đánh giá của kiểm toán nội bộ. Trong khi đó, theo thông lệ phổ biến trên thế giới, phòng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên cho ban kiểm soát, hội đồng quản trị…tức là cấp cao hơn ban giám đốc. Điều đó cho thấy các quy định của chính phủ đã không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay.
– Đối với ngành ngân hàng đã có thêm thông tƣ 44/2011/TT-NHNN nhƣng việc thực hiện Thông tƣ 44 của các NHTM nói chung, Agribank nói riêng còn rất nhiều khó khăn vƣớng mắc bởi thông tƣ chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về những vấn đề không dễ triển khai nhƣ:
Lập kế hoạch kiểm toán dựa trên rủi ro là gì, đánh giá chất lƣợng của kiểm toán nội bộ ra sao, cách thức kiểm toán hoạt động nhƣ thế nào.
Trong thông tƣ cũng chƣa quy định về trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ tại các NHTM nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thiếu trách nhiệm thì xẽ xử lý ra sao, chế độ lƣơng thƣởng gắn với trách nhiệm, quyền lợi của KTVNB nhƣ thế nào, cơ chế đánh giá chất lƣợng của kiểm toán nội bộ hoặc nếu KTVNB không nâng cao trình độ thì thế nào.
Khoản 3 điều 9 quy định bộ phận kiểm toán nội bộ phải thực hiện kiểm toán Công nghệ thông tin, do đó Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có ít nhất một kiểm toán viên đủ kiến thức, trình độ, kỹ năng thực hiện kiểm soát công nghệ thông tin then chốt và kỹ thuật kiểm toán công nghệ cao. Tuy nhiên, hƣớng dẫn cụ thể về nội dung, phạm vi kiểm toán công nghệ thông tin, tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên công nghệ thông tin chƣa đƣợc nêu ra khiến không ít các NHTM gặp rất nhiều vƣớng mắc trong thực tiễn tổ chức.
Một số nội dung khác cũng đang đƣợc quy định rất chung chung nhƣ [13]:
Xây dựng sổ tay kiểm toán
Phƣơng pháp kiểm toán định hƣớng rủi ro
Nội dung đánh giá và tiêu chuẩn cho tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Vấn đề trách nhiệm của các bên liên quan còn đƣợc quy định không cụ thể trong thông tƣ, do đó không tạo cơ chế, động lực, chế tài cho việc thực hiện các kết quả kiểm toán, chẳng hạn nhƣ chỉ yêu cầu: “Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên: Ban hành quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ, Quyết định về tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ; Trang bị đủ các nguồn lực; Quyết định việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ, Quyết định chế độ tài chính, cơ chế tiền lương, thưởng, phụ cấp cho bộ phận kiểm toán nội bộ và cán bộ của bộ phận này theo thẩm quyền, quyết định việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ; đôn đốc, theo dõi các đơn vị nghiệp vụ thực hiện kiến nghị của kiểm toán nội bộ”….Nhƣ vậy, hiện nay trong thông tƣ đang rất thiếu vắng các quy định cụ thể bắt buộc phải thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ để đảm bảo tính kỷ luật, nghiêm minh, bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên…có thể quyết định thực hiện hoặc không thực hiện kiến nghị của kiểm toán, dẫn đến tình trạng ý kiến kiểm toán không đƣợc thừa nhận, hoặc thừa nhận mà không đƣợc thực hiện nghiêm túc.
Do đó, NHNN cần cụ thể hóa các quy định trong Thông tƣ 44/2011/TT- NHNN, xây dựng các văn bản giải thích về KTNB và KSNB, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để các cán bộ ngân hàng có cách hiểu thống nhất và việc triển khai thực hiện đƣợc thuận lợi.
4. Thiếu trách nhiệm, thiếu sự ủng hộ của Ban lãnh đạo cấp cao.
Những hạn chế về tổ chức cũng nhƣ hoạt động của KTNB cần xem xét trong tổng thể hệ thống KSNB. Nguyên nhân cho những yếu kém này bắt nguồn trƣớc hết từ môi trƣờng kiểm soát, trong đó phải xét đến cơ cấu bất ổn của bộ máy lãnh đạo cấp cao làm ảnh hƣởng tới tính ổn định cũng nhƣ hiệu lực của những nét văn hóa về tính liêm chính đƣợc đặt ra. Nhận thức về tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong bản thân đội ngũ lãnh đạo cấp cao còn hạn chế, chƣa quan niệm kiểm toán nội bộ là cánh tay phải đắc lực tƣ vấn các biện pháp gia tăng giá trị cho hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, lãnh đạo NH còn có tƣ tƣởng xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ để đáp ứng yêu cầu bắt buộc của pháp luật cho nên chƣa xử lý quyết liệt các kiến nghị của KTV, do đó, kiểm toán nội bộ chƣa thực sự mang lại giá trị gia tăng cho NH.
Cũng chính vì sự thiếu quan tâm của Ban lãnh đạo cấp cao mà công việc của kiểm toán nội bộ qua nhiều năm vẫn chậm đổi mới, hầu nhƣ không có sự cải tiến nào đột phá trong nội dung, phƣơng pháp, quy trình, công nghệ, nhân sự, chế độ, đào tạo…dẫn đến những đóng góp còn hạn chế của kiểm toán nội bộ.
5. Đội ngũ KT nội bộ chưa đáp ứng nhu cầu công việc.
Vấn đề nhân sự cũng là một trong những nguyên nhân cần lƣu tâm. Một loạt câu hỏi đã phải đặt ra sau khi phân tích thực trạng kiểm toán nội bộ liên quan đến vấn đề nhân sự nhƣ:
(i) Liệu các kiểm toán viên có đủ về số lƣợng hơn 60 ngƣời), đặc biệt là năng lực chuyên môn để có thể phát hiện ra những sai phạm ngày càng trở nên tinh vi, khó lƣờng hơn, đặc biệt là các lĩnh vực nhƣ công nghệ thông tin, khung quản lý rủi ro, kinh doanh vốn, xây dựng cơ bản…?
(ii) Liệu các kiểm toán viên có đƣợc đào tạo liên tục để cập nhật các thông tin mới?
(iii) Liệu khi có đủ số lƣợng và chất lƣợng, có khả năng phát hiện ra các sai phạm, họ có thực hiện nguyên tắc độc lập, khách quan, không thiên vị để đƣa ra ý kiến kiểm toán trung thực hay không hay vẫn bị ảnh hƣởng bởi Hội đồng thành viên và Ban điều hành khi phản ánh các rủi ro trong ngân hàng?
Xem thêm: Những kết quả đạt được trong kiểm toán nội bộ tại Agribank
Thực tế cho thấy, số lƣợng nhân sự KTNB của Agribank hiện nay còn hạn chế so với tổng quy mô nhân sự cũng nhƣ khối lƣợng công việc khổng lồ trong toàn hệ thống thông thƣờng số lƣợng là 1% tổng số cán bộ nhân viên). Về chất lƣợng, nhân sự hiện nay chƣa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về cả năng lực chuyên môn lẫn đạo đức trong điều kiện nghiệp vụ ngân hàng ngày càng trở nên phong phú và phức tạp. Hơn nữa, Agribank chƣa có chính sách đào tạo phù hợp với trình độ cán bộ và đặc trƣng của công tác KTNB. Đặc biệt Công nghệ thông tin là mảng mà trong Thông tƣ 44/2011-TT- NHNN quy định ”Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có ít nhất một kiểm toán viên đủ kiến thức, trình độ, kỹ năng thực hiện kiểm soát công nghệ thông tin then chốt và kỹ thuật kiểm toán công nghệ cao”, tuy nhiên hiện nay Ngân hàng cũng chƣa có những cán bộ tƣơng tự để vận hành đƣợc công tác kiểm toán ở mảng này. Các cán bộ hầu nhƣ chƣa có chứng chỉ nghề nghiệp nào liên quan đến kiểm toán hoặc kiểm toán nội bộ nhƣ CFA, ACCA, CIA, CPA…
4. Nhận thức, sự phối hợp của đơn vị được kiểm toán còn hạn chế
Trên thế giới, hoạt động kiểm toán nội bộ đã có lịch sử phát triển khá lâu, tuy nhiên KTNB ở Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng vẫn là một hoạt động còn xa lạ. Chính vì thế mà sự hiểu biết về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đóng góp của hoạt động này còn ít ỏi; vẫn có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm kiểm tra, kiểm soát nội bộ và KTNB; các tài liệu về KTNB NHTM rất ít; chƣa có nhiều chƣơng trình đào tạo chuyên nghiệp về KTNB; các cán bộ KTNB cũng chƣa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Đâu đó vẫn có nhận thức rằng kiểm toán nội bộ là cảnh sát trong ngân hàng, chỉ tập trung tìm ra sai lầm của các đơn vị mà chƣa nhận thức về một chức năng quan trọng của kiểm toán nội bộ là tƣ vấn, gi p đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả hơn. Các cá nhân, phòng ban, chi nhánh chƣa thấy hết đƣợc ƣu việt và tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ nên việc phối hợp rất lỏng lẻo, miễn cƣỡng, thậm chí vì trong quá trình làm việc có nhiều sai sót nên có tâm lý che dấu, không muốn vạch áo cho ngƣời xem lƣng. Do bản chất, chức năng, ý nghĩa của KTNB chƣa đƣợc Ban lãnh đạo NH cũng nhƣ các nhân viên trong NH nhận thức đ ng đắn và đầy đủ nên việc tổ chức thực hiện KTNB tại Agribank gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, việc chia sẻ thông tin giữa các bộ phận cũng chƣa đƣợc quy định. Ví dụ: hiện nay chƣa có văn bản chính thức về cơ chế chia sẻ thông tin nội bộ giữa các đơn vị phụ trách giám sát rủi ro ví dụ: Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro , các đơn vị hỗ trợ Ban Pháp chế, Ban Kế toán Ngân quỹ với các bộ phận rà soát/tuân thủ ví dụ, Kiểm soát nội bộ, Kiểm toán nội bộ [3].
5. Cơ cấu tổ chức còn một số vấn đề
Agribank hiện đang duy trì hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ là một hệ thống chuyên trách thuộc bộ máy điều hành của Tổng Giám đốc, là cánh tay phải của Tổng Giám đốc, giúp Tổng Giám đốc điều hành thông suốt, an toàn và đ ng pháp luật mọi nghiệp vụ của ngân hàng.
Bộ phận KTKSNB của Agribank đƣợc tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc, từ Trụ sở chính đến các Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Công ty trực thuộc. Hệ thống KTKSNB trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc. Theo mô hình tổ chức hiện nay tại Agribank, ở Hội sở có Ban KTKSNB, mỗi Chi nhánh cấp 1 đều có Phòng KTKSNB; mỗi Chi nhánh cấp 2 có một kiểm tra viên.
Ban KTKSNB chịu trách nhiệm xây dựng và trình duyệt chƣơng trình công tác kiểm tra, kiểm soát năm tới Tổng Giám đốc.
Mô hình hệ thống KTKSNB theo chiều dọc nhƣ hiện nay có ƣu điểm là song hành với từng Chi nhánh hàng ngày, hàng giờ, là cánh tay vƣơn dài của Tổng Giám đốc, thông qua việc cung cấp thông tin, báo cáo một cách thƣờng xuyên giúp theo dõi, giám sát sâu hơn hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Sự tồn tại của hệ thống này góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro cũng nhƣ tối thiểu hóa những thiệt hại do rủi ro gây ra, giống nhƣ một yếu tố bổ sung cho hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động của bộ phận KTKSNB chuyên trách còn chồng chéo với hoạt động của kiểm toán nội bộ. Với việc tồn tại song song hai bộ phận trên trong khi chức năng nhiệm vụ không đƣợc Ngân hàng phân tách rõ ràng sẽ dẫn đến hoạt động bị chồng lấn, thậm chí nhầm lẫn, gây ra những khó hiểu từ việc xây dựng cơ chế chính sách, đến thực hiện công việc, làm lãng phí nguồn lực. Ví dụ điển hình là Phòng KTKSNB chuyên trách và Phòng Kiểm toán nội bộ cùng thực hiện lập kế hoạch cũng nhƣ tiến hành kiểm tra thực địa tại Chi nhánh đối với các nội dung nghiệp vụ phổ biến nhƣ tín dụng, ngân hàng bán lẻ, kế toán trong đó phƣơng pháp tiếp cận là nhƣ nhau đó là cùng đi tìm lỗi sai hoặc kiểm tra tuân thủ…
Nguyên nhân hạn chế trong kiểm toán nội bộ tại Agribank
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT