Nguyên nhân của ùn tắc giao thông đô thị
Như tôi đã nêu ở trên nguyên nhân gây ra ùn tắc, tắc nghẽn giao thông là do ba nguyên nhân cơ bản: đường xa, phương tiện và ý thức.
– Đường xá chính là cơ sở hạ tầng giao thông. Hầu hết ở các nước phát triển và đang phát triển đều xác định được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội, môi trường và xây dựng định hướng phát triển cho tương lai. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của từng nước mà có chính sách và mô hình phát triển riêng của đất nước mình. Đối với các nước phát triển diện tích dành để xây dựng hạ tầng giao thông là 20%. Trên tổng số diện tích qui hoạch cơ sở hạ tầng. Trong khi đó tại các đô thị lớn của nước ta đường sá chưa được đồng bộ, đảm bảo chất lượng những tòa nhà mọc lên san sát tại nhiều tuyến đường; hàng loạt các hàng quán kinh doanh, nhộn nhịp khách vào ra cũng phát triển theo. Trong khi đó, đường giao thông lại quá hẹp không tương ứng với sự phát triển. Thậm chí, hệ thống đường bộ quá ôm đồm, chồng chéo, đan xen nhiều loại hình phương tiện như xe máy, ô tô, xe đạp, các loại xe ba bánh và cả các phương tiện thô sơ, xe kéo súc vật… nhiều đường ngang dân sinh, đường gom hình thành một cách bừa bải.
– Phương tiện giao thông chính của người dân là xe máy. Tại Việt Nam xe máy giải quyết đến 90% nhu cầu đi lại của của người dân. Do vậy với thực trạng đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao thì nhu cầu về phương tiện giao thông từ đó cũng tăng theo. Tuy nhiên việc gia tăng phương tiện giao thông cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ùn tác giao thông tại Việt Nam.
– Ý thức chấp hành luật pháp cũng như nếp sống văn hoá của người tham gia giao thông còn rất kém. Theo điều tra của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, gần 80% số người bị xử lý khi tham gia giao thông có độ tuổi từ 16 đến 35; gần 80% sinh viên khi đi xe máy không có giấy phép lái xe; 95% sinh viên điều khiển xe sai kỹ thuật. Đặc biệt, nhiều học sinh THPT không có giấy phép lái xe vẫn sử dụng xe máy phân khối lớn đến trường. Thực tế cho thấy, địa phương nào chú trọng đến việc tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao thông thì tai nạn giao thông cũng giảm hẳn. Để thay đổi hành vi, ý thức của con người đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian và phải thay đổi cả thái độ và hành vi ứng xử của con người trong cách thức tham gia giao thông an toàn bởi dường như việc tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông chưa được chấp hành nghiêm túc.
Nguyên nhân của ùn tắc giao thông đô thị
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Cấu trúc hệ thống Giao thông vận tải đô thị - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ