Nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu long

Nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

Chênh lệch về thu nhập và sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam bắt nguồn từ các nhân tố như:

Chênh lệch về thu nhập và sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam bắt nguồn từ các nhân tố mang tính đặc trưng của nhóm dân số; sự khác biệt về địa lý; sự khác biệt về các động lực tăng trưởng nông nghiệp và phi nông nghiệp giữa các vùng; những thay đổi trong mô hình sản xuất, từ mô hình nông nghiệp đến mô hình phi nông nghiệp, và từ công việc tay nghề thấp đến công việc có kỹ năng cao.

Thay đổi về sản xuất phụ thuộc vào quy mô sản xuất của từng vùng, và những thay đổi này tương tác với các chênh lệch hiện tại giữa các vùng về nguồn lực con người và yếu tố địa lý để thay đổi khả năng phân phối thu nhập tại Việt Nam trong tương lai; sự lạm dụng vị thế chức quyền, tham nhũng và mức độ quan hệ có mối quan hệ với bất bình đẳng, mặc dù chưa rõ những yếu tố này đã đóng góp gì vào sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Dưới đây là phân tích của luận án về nguyên nhân dẫn tới gia tăng bất bình đẳng ở Việt Nam.

– Xuất phát từ bản thân nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, khi còn nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế nhiều thành phần và sản xuất hàng hóa thì sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng khách quan và nguyên nhân trực tiếp của sự chênh lệch về thu nhập, sự phân hóa giàu nghèo từ quan hệ phân phối thu nhập. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua quỹ phúc lợi xã hội”. Điều này có nghĩa là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để thực hiện nguyên tắc phân phối công bằng vẫn phải thừa nhận sự tồn tại của sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và mức sống như một tất yếu kinh tế, chấp nhận sự chênh lệch trong thu nhập do năng suất và hiệu quả lao động, chấp nhận sự phân hóa giàu nghèo trong giới hạn, mức độ cho phép.

– Bắt nguồn từ quy luật phát triển không đều giữa các vùng do điều kiện địa lý, phương thức sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống khác nhau. Vùng có điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi thì sẽ phát triển nhanh, năng suất lao động cao, thu hút các nguồn vốn đầu tư; theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ dẫn đến kết quả thu nhập của dân cư cao hơn so với những vùng khó khăn, kém phát triển hơn. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế giữa các vùng là không giống nhau nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng càng lớn, các vùng chậm phát triển có nguy cơ tụt hậu.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Các nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập[/message]

– Mô hình tăng trưởng và cơ chế phân bổ nguồn lực là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến việc tạo lập công bằng xã hội. Nền kinh tế nước ta theo đuổi mô hình tăng trưởng “thị trường – hướng về xuất khẩu”, vì vậy, gắn với mô hình đó là định hướng ưu tiên phân bổ nguồn lực cho các ngành và dự án dùng nhiều vốn và ít tạo việc làm mới, cho các vùng có khả năng tăng trưởng cao và cho các doanh nghiệp nhà nước. Định hướng đầu tư này phản ánh chính sách vẫn dựa mạnh vào sự lựa chọn nhà nước hơn là theo các tín hiệu và nguyên tắc thị trường. Cơ chế để thực hiện định hướng phân bổ nguồn lực như vậy chưa dựa trên một sự phân công chức năng hợp lý giữa Nhà nước và thị trường.

– Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng. Quá trình công nghiệp hoá kéo theo việc ứng dụng công nghệ mới và cách thức trong tổ chức sản xuất. Chỉ những người lao động được đào tạo, có kỹ năng và có tay nghề mới đáp ứng những công việc phức tạp. Hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp và chứng chỉ chính quy chưa nhiều, khoảng 18% năm 2013, (TCTK, 2013). Do có việc làm mới, số người này có thu nhập cao hơn nhiều so với số động lao động giản đơn và vì thế khoảng cách thu nhập đã tăng lên.

– Điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế cũng như bất bình đẳng thu nhập giữa các vùng. Các vùng có trình độ phát triển kinh tế thấp như trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung thường có địa hình hiểm trở, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế nói chung và việc đi lại nói riêng. Do địa hình phức tạp, bị chia cắt manh mún tạo nên những tiểu vùng khí hậu khắc nghiệt thường gây ra lũ, sạt lở núi về mùa mưa, hạn hán và thiếu nước về mùa khô làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên đang bị xuống cấp, đất đai bị xói mòn.

Trong khi đó, vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ lại có vị trí và địa hình thuận lợi để phát triển. Với một địa hình đa dạng và phong phú như đồng bằng, biển… các vùng này có đầy đủ cơ sở để phát triển một hệ thống đường bộ, đường sắt… Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nền nông nghiệp thâm canh cao, có khả năng đảm bảo an ninh lương thực, có nhiều loại nông đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tài nguyên du lịch lớn do có nhiều cảnh quan đẹp.

– Phân bố dân cư. Những vùng có mật độ dân cư thưa thớt, quy mô dân số nhỏ có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn so với những vùng có mật độ dân cư cao, quy mô dân số đông. Ở Việt Nam, dân cư không phân bố đồng đều, tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng và duyên hải, vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có đông dân cư nhất và thấp nhất là ở vùng Tây Nguyên. Bên cạnh đó, những vùng này lại thường tập trung nhóm dân tộc thiểu số. Sự chênh lệch về tỷ lệ tăng trưởng giữa nhóm dân tộc thiểu số và nhóm đa số đã góp phần đặc biệt làm tăng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn. Do người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp hơn và bị hạn chế hơn về khả năng tiếp cận nguồn vốn sản xuất nên những chênh lệch về các loại tài sản khác này cũng góp phần gây nên và củng cố thêm những chênh lệch về thu nhập giữa các dân tộc.

– Trình độ người lao động gồm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Học vấn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực. Mặc dù trình độ học vấn của người lao động đã được cải thiện đáng kể, nhưng lại có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng. Tỷ trọng những người chưa từng đi học trong lực lượng lao động cao nhất ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, tiếp đến là Tây Nguyên. Đây cũng là những vùng có tỷ trọng lao động tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên thấp nhất. Hai vùng có mức độ phát triển cao nhất về kinh tế – xã hội là Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng cũng là nơi thu hút mạnh số người có học vấn cao và tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên cũng đạt mức cao nhất. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: tỷ trọng lực lượng đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thật cao nhất là ở đồng bằng sông Hồng và thấp nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên cũng khác nhau đáng kể giữa các vùng. Vùng có tỷ trọng này cao nhất là Đông Nam bộ, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng.

– Sự khác biệt về điều kiện kinh tế – xã hội sẽ tạo ra những cơ hội phát triển khác nhau. Những vùng nào có điểm xuất phát thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội yếu kém thường ít có cơ hội phát triển hơn. Vùng trung du & miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ & Duyên hải miền Trung vẫn là vùng có điểm xuất phát thấp, kinh tế chậm phát triển nên việc huy động nội lực để phát triển kinh tế – xã hội rất khó khăn. Đồng thời, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của những vùng này vẫn còn yếu kém so với các vùng khác: đường giao thông chủ yếu là đường bộ, nhưng còn thiếu nhiều và chưa bảo đảm chất lượng; các công trình thủy lợi vừa thiếu nghiêm trọng, vừa xuống cấp; việc cung cấp nước sinh hoạt, cấp điện, thông tin liên lạc cho vùng sâu, vùng núi cao còn nhiều khó khăn; hệ thống bệnh viện và trạm y tế xã chưa đủ, thiếu điều kiện làm việc, chưa đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; hệ thống trường học, dạy nghề cũng chưa đáp ứng được yêu cầu… Tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp nhất cả nước, do đó hạn chế khả năng tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Trong khi đó, 2 vùng phát triển nhất là vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng lại có một hệ thống đô thị và các cơ sở kinh tế tương đối mạnh, là địa bàn tập trung nhiều ngành công nghiệp và có cơ cấu công nghiệp phát triển hơn. Các ngành dịch vụ phát triển với nhịp độ ngày càng tăng và thu hút nhiều lao động, các ngành dịch vụ quan trọng như vận tải, viễn thông, tài chính ngân hàng, thương mại đều đạt tốc độ tăng trưởng cao. Mô hình kinh doanh các loại hình dịch vụ ngày càng được đổi mới theo hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao.

– Các cơ hội và việc làm phi nông nghiệp là nhân tố góp phần gia tăng bất bình đẳng. Các nhân tố như việc dịch chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang các cơ hội làm công ăn lương và kinh doanh phi nông nghiệp, tăng nguồn lợi thu được từ đầu tư cho giáo dục, khác biệt về trình độ học vấn giữa các hộ. Nguồn lợi thu được từ giáo dục đã tăng trong những năm 2000, làm gia tăng khoảng cách giữa tiền công và thu nhập của các cá nhân có trình độ học vấn thấp và cao (Đoàn và Gibson, 2009) 3. Do trình độ học vấn không đồng đều trong nhóm dân số trong độ tuổi lao động và điều chỉnh chậm theo thời gian, một số người sẽ hưởng lợi từ tăng trưởng phi nông nghiệp và nguồn lợi thu được từ giáo dục nhiều hơn những người khác. Bởi vậy, tăng trưởng phi nông nghiệp và gia tăng nguồn lợi thu được từ giáo dục có liên quan đến sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập. Có thể thấy mối liên kết giữa giáo dục và gia tăng bất bình đẳng về thu nhập qua việc xem xét khoảng cách về thu nhập của các hộ có trình độ học vấn thấp và cao. Khoảng cách này đã gia tăng trong giai đoạn 2004 – 2010. Năm 2004, hộ có ít nhất một người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp đại học có thu nhập cao gấp 1,3 lần hộ chỉ có một người tốt nghiệp phổ thông trung học, và cao gấp 2,5 lần so với hộ không có trình độ học vấn. Năm 2010, mức độ chênh lệch này lần lượt là 1,7 và 3 lần. Hộ có trình độ học
vấn cao thì thu nhập cũng cao hơn hộ có trình độ thấp hơn, và trong giai đoạn 2004 – 2010, thu nhập của hộ có trình độ học vấn cao nhất đã tăng nhanh hơn hộ ở các trình độ khác tại cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Mặc dù so với năm 2004, thu nhập năm 2010 của hộ thành thị ở các trình độ học vấn khác nhau vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng, tỷ lệ giữa thu nhập của hộ nông thôn so với hộ thành thị ở bậc trên trung học cơ sở đã giảm dần theo thời gian. Điều này cho thấy sự suy giảm thu nhập trung bình giữa khu vực nông thôn và thành thị chủ yếu là do những người khá giả hơn, có trình độ học vấn cao hơn tại khu vực nông thôn đã bắt kịp người có đặc điểm tương đương tại khu vực thành thị, chứ không phải do sự bắt kịp của các cá thể nằm ở đáy phân phối thu nhập.

Nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?