Nghiên cứu về phát triển loại hình lớp ghép tiểu học trên thế giới
Sự phát triển giáo dục mỗi quốc gia luôn chênh lệch, không đồng đều ở các vùng, các địa phương và các dân tộc. Giáo dục ở thành, thị, các vùng tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn so với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì thế, để nâng cao mặt bằng dân trí, ngành giáo dục phải tổ chức từng lớp ghép để phổ cập giáo dục ở những vùng này. Do thực tế đòi hỏi nên từ trước đến nay lớp ghép đã tồn tại ở nhiều quốc gia kể cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Hoa kỳ, Pháp, Canada, Nhật… và các nước trong khu vực.
Trên thế giới, hình thức tổ chức dạy học lớp ghép được thực hiện ở rất nhiều nước phát triển như: Mỹ,Anh, Canada, Pháp… Ở các nước này, lớp ghép không chỉ xuất hiện ở vùng xa xôi hẻo lánh mà còn ở cả các thành phố.
Đặc biệt, ở Australia hình thức lớp ghép gần như phổ biến, thậm chí nhiều nơi có điều kiện tổ chức dạy học theo hình thức lớp đơn, nhưng họ lại xếp thành các lớp ghép với mục đích cho học sinh có điều kiện học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau và trẻ có điều kiện phát triển hơn. Những nghiên cứu về loại hình dạy học này ở các nước đã xuất hiện dưới dạng những Hội thảo, tập huấn nhằm tổ hức dạy học đạt hiệu quả cao.
Lớp ghép cũng được phát triển ở một số quốc gia Châu Á với các cấp độ khác nhau: Ở Philipphin đất nước với hàng nghìn hòn đảo, việc chỉ đạo việc dạy-học lớp ghép được quan tâm đặc biệt. Ở Trung Quốc có tổ chức hiệp hội các giáo viên dạy lớp ghép với nhiệm vụ và chức năng cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các vùng khó khăn. Ở Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… tùy theo tình hình phát triển giáo dục của từng nước, lớp ghép cũng được phát triển và được nhà nước chú ý tạo các điều kiện phát triển. Dù trình độ phát triển giáo dục lớp ghép có khác nhau, nhưng các nghiên cứu về loại hình lớp ghép ở các nước này đều có tiếng nói chung là: Giáo dục lớp ghép cần có tài liệu riêng cho giáo viên và học sinh, cần có không gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học phù hợp. Đặc biệt, cần có phương pháp giảng dạy, quản lý tổ chức tương ứng với hình thức này. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn năm 1982, tổ chức UNESCO về giáo dục Châu Á – Thái Bình Dương đã xuất bản tài liệu: “Dạy lớp ghép và giáo dục những nhóm trẻ em thiệt thòi” của APEID, giới thiệu, báo cáo những kết quả nghiên cứu quốc gia về những vấn đề lớp ghép của Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippin, Xrilanca. Tài liệu nghiên cứu đã đề cập tới những vấn đề cơ bản về dạy học lớp ghép và nhu cầu tất yếu của loại hình này.
Năm 1988 UNESCO khu vực xuất bản tài liệu: “Dạy lớp ghép ở các trường Tiểu học- một hướng dẫn về phương pháp” cũng của APEID tổng hợp từ các sách hướng dẫn phương pháp về dạy học lớp ghép ở các trường tiểu học do một số giáo viên của các nước Malaysia, Nhật Bản, Ấn Độ và Nêpal biên soạn, tài liệu đã đưa ra những cách thức và biện pháp tổ chức dạy học lớp ghép.
Hiện nay ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Canada… và các nước trong khu vực đều có xu hướng phát triển hệ thống lớp ghép, vì đặc trưng dạy học ở lớp ghép là tạo điều kiện cho trẻ em phát triển khả năng độc lập, tự tin sáng tạo và nâng cao trách nhiệm trong học tập và cuộc sống. Giáo sư Aroson (Mỹ) đã có bài viết về lịch sử của lớp học ghép mà ông đã tổ chức thực nghiệm. “Lớp học ghép lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1971 ở Austin bang Texas (Hoa Kỳ). Lớp ghép ở đây được tiếp cận trên góc độ học sinh nhiều chủng tộc khác nhau. Với mô hình lớp ghép này, tác giả muốn tạo ra một môi trường học tập hợp tác và hòa nhập trong cộng đồng người, tránh phân biệt chủng tộc, màu da và sắc tộc.
Tầm quan trọng, tính chất của vấn đề lớp ghép mỗi nước khác nhau, loại hình lớp ghép tồn tại là có thể là đa màu gia, đa dân tộc hay nhiều trình độ. Nhân tố chủ yếu khiến các nước kể trên áp dụng dạy lớp ghép là mật độ dân cư thấp, vị trí hẻo lánh ở những vùng nông thôn xa vùng dân cư đông đúc, khu công nghiệp; những trở ngại về địa hình với những chướng ngại tự nhiên như đồi, núi, sông, rạch hay những trẻ thiệt thòi không nơi nương tựa…
Số lượng trẻ em độ tuổi đi học cũng nhỏ, trình độ dân trí thấp, kinh tế gia đình khó khăn, thiếu giáo viên. Như vậy, loại hình lớp ghép tồn tại và phát triển nhiều nước trên thế giới với nhiều lý do khác nhau.
Nhìn chung mô hình lớp ghép trên thế giới và trong khu vực vẫn tồn tại và phát triển, những nghiên cứu về mô hình này được tiếp cận dưới hai góc độ: Lớp ghép nhiều trình độ khác nhau và lớp ghép có học sinh nhiều chủng tộc, màu da khác nhau và những nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề tổ chức dạy học, cách thức quản lý lớp học để đạt kết quả cao. Điều mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong mô hình dạy học lớp ghép đó là quan hệ hợp tác và kỹ năng hợp tác, học hợp tác của học sinh trong môi trường lớp ghép.
Nghiên cứu về phát triển loại hình lớp ghép tiểu học trên thế giới
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ