Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam

Các nhân tố tác động đến phát triển hoạt động bancassurance của công ty bảo hiểm

Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam

Lớp ghép đã có một lịch sử phát triển từ thời xã hội Phong kiến Việt Nam. Đó là lớp học của các ông đồ, ông cống và của các hương sư ở làng quê. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những nghiên cứu và chỉ đạo với loại hình lớp ghép dưới mô hình bình dân học vụ với tinh thần học ở mọi nơi, mọi chỗ, người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ, người biết nhiều dạy cho người biết ít.

Sau đó tác giả Phạm Minh Hạc với công trình nghiên cứu tổng kết 10 năm xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học (1990 – 2000) đã tổng kết những kinh nghiệm trong xoá mù và phổ cập giáo dục tiểu học nhờ kinh nghiệm phát triển mô hình lớp ghép [47]. Những nghiên cứu của giáo sư Phạm Minh Hạc đã có những đóng góp lớn cho phát triển loại hình dạy học lớp ghép tiểu học ở Việt Nam.

Tác giả Trần Sĩ Nguyên với nghiên cứu về tổ chức giảng dạy lớp ghép bậc tiểu học đã mô tả thực trạng dạy và học của loại hình này và đề xuất biện pháp tổ chức dạy học lớp ghép nhằm nâng cao chất lượng dạy học [70].

Tác giả Lê Nguyên Quang nghiên cứu về loại hình lớp ghép tiểu học ở những vùng khó khăn, thực trạng và giải pháp phát triển loại hình này [74]. Tác giả đã chỉ rõ những yếu tố địa lý, kinh tế, văn hóa vùng miền ảnh hưởng tới chất lượng dạy học lớp ghép và các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lớp ghép.

Vũ Sơn với công trình nghiên cứu xây dựng kế hoạch bài học có sử dụng hình thức nhóm nhỏ nhằm tăng hiệu quả của loại hình lớp ghép đã khảng định vai trò, hiệu quả của phương pháp dạy học theo hoạt động nhóm nhỏ trong hình thức tổ chức dạy học lớp ghép [84].

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Nghiên cứu về phát triển loại hình lớp ghép tiểu học trên thế giới[/message]

Phạm Vũ Kích nghiên cứu tổng kết hai năm triển khai dự án thực nghiệm tổ chức dạy học lớp ghép ở các vùng dân tộc thiểu số, đã chỉ rõ vai trò và ý nghĩa của việc phát triển loại hình này ở vùng dân tộc, tổng kết sự phát triển của mô hình trên về quy mô và về chất lượng, chỉ rõ nguyên nhân và các biện pháp nhằm phát triển loại hình này [60].

Một số công trình khoa học và các bài báo đã đề cập đến loại hình lớp ghép với góc độ lý luận dạy học lớp ghép dưới dạng báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, xác định quan hệ thầy trò trong mô hình dạy học lớp ghép,… như công trình của tác giả: Nguyễn Thành Thuỳ, Trần Trình – Tạ Hà [94, 103].

ðể phát triển loại hình dạy học lớp ghép ở miền núi, vùng sâu, vùng xa năm 2006, dự án phát triển giáo viên tiểu học đã phát hành tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học lớp ghép nhằm tăng cường năng lực cho giáo viên trong tổ chức dạy học lớp ghép ở các trường tiểu học vùng sâu, vùng xa.

Qua nghiên cứu những công trình khoa học trong nước nghiên cứu về loại hình lớp ghép tiểu học, chúng tôi có một số nhận xét khái quát như sau:

Hầu hết các công trình, bài báo đều được tiếp cận dưới góc độ lý luận dạy học và lý luận quản lý nhằm mô tả thực trạng hay tổng kết kinh nghiệm dạy học lớp ghép tiểu học và đề xuất biện pháp phát triển mô hình này. Chưa có một công trình nghiên cứu nào triển khai dưới góc độ lịch sử giáo dục, vì vậy tác giả chọn đề tài làm luận án nghiên cứu sinh.

Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam

  1. Pingback: Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?