Mục tiêu quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách địa phương

Phát triển sản phẩm bancassurance

Mục tiêu quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách địa phương

+Mục tiêu chung :

Quản lý nhằm đảm bảo các hoạt động thu-chi ngân sách địa phương có hiệu lực và hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế-xã hội tại ĐP, tăng cường sức mạnh tài chính quốc gia.

+Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, đảm bảo kỷ luật tài khóa.

Đảm bảo kỷ luật tài khóa nghĩa là đảm bảo ngân sách địa phương bền vững, cân đối thu-chi

Ngân sách địa phương, mức bội chi và vay nợ phải kiểm soát được.

Quản lý nhà nước nhằm định hướng, hướng dẫn hoạt động thu-chi ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự tuân thủ DT thu-chi đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Các chỉ tiêu trong DT đã được cấp có thẩm quyền quyết định là các chỉ tiêu có tính pháp lệnh. Do đó, các cấp, các ngành và các đơn vị có liên quan buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh. DT chính là KH thu-chi cho một thời gian nhất định (thường là 01 năm tài chính). Thu-chi tuân thủ DT đảm bảo tính khả thi khi thực hiện, giúp phân bổ nguồn tài chính có hiệu quả.

Thứ hai, đạt mục tiêu hiệu quả phân bổ

Để đạt được hiệu quả phân bổ cần có danh mục các nhiệm vụ chi được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trên cơ sở các danh mục đó chính quyền ĐP sẽ phân bổ để đạt được các mục tiêu nhất định.

Thứ ba, đạt được hiệu quả hoạt động thu-chi ngân sách địa phương

Công tác quản lý nhà nước phải có những biện pháp để tạo động lực cho các cấp chính quyền ĐP, các đơn vị DT có động lực sử dụng có hiệu quả NS. Ở Việt Nam đã thực hiện công tác khoán kinh phí quản lý hành chính và giao quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là một biện pháp để khuyến khích các đơn vị chủ động trong chi tiêu, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Ngân sách địa phương là gì? Khái niệm và vai trò của Ngân sách địa phương[/message]

Thứ tư, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ thu-chi NS.

Nhờ có hoạt động quản lý nên các đối tượng quản lý sẽ có ý thức hơn trong việc chấp hành, vì vậy, hoạt động quản lý sẽ giúp ngăn ngừa được các hành vi vi phạm pháp luật về thu-chi NS. Không có hoạt động quản lý có thể dẫn đến thất thu NS, số thu được chậm nộp vào NS; chi không đúng đối tượng thụ hưởng, lãng phí, kém hiệu quả,…

Thứ năm, xử lý các vi phạm trong hoạt động thu-chi ngân sách địa phương. Chỉ có thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát mới phát hiện ra các vi phạm, từ đó có chế tài xử phạt phù hợp.

Thứ sáu, phát hiện các nội dung chưa phù hợp trong các văn bản pháp quy về thu-chi ngân sách địa phương so với thực tiễn, những bất hợp lý về công tác tổ chức thu-chi ngân sách địa phương, từ đó kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để góp phần nâng cao hiệu quả thu-chi ngân sách địa phương.

Mục tiêu quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách địa phương

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?